Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Câu 1 (trang 69, 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a) Phó từ: quá bổ sung ý nghĩa về mức độ cho tính từ khủng khiếp
b) Phó từ: đúng là bổ sung ý nghĩa về sự khẳng định cho danh từ tàu
c) Phó từ: có bổ sung ý nghĩa về sự khẳng định cho động từ mọc lại
d) Phó từ: đừng bổ sung ý nghĩa về sự phủ định cho động từ để tâm
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a) Số từ: bảy → biểu thị số lượng con bạch tuộc
b) Số từ: hai mươi → biểu thị số lượng người tham gia
c) Số từ: mười lăm → biểu thị thời gian chính xác của cuộc chiến đấu
d) Số từ: thứ hai và thứ ba → biểu thị thứ tự
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a) Tổ hợp “tám mét” giúp em hình dung được đây là một con bạch tuộc rất dài, rất lớn.
b) Tổ hợp “hai mươi, hai lăm tấn” giúp em hình dung được con bạch tuộc này rất nặng.
c) Tổ hợp “tám vòi”, “bảy vòi” giúp em hình dung con bạch tuộc này có rất nhiều xúc tu.
Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Văn bản Bạch tuộc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất về sự nguy hiểm của tự nhiên và sự dũng cảm của con người. Thứ nhất, đó là thiên nhiên ẩn chứa đầy sự nguy hiểm, rình rập thể hiện qua sự xuất hiện của một con bạch tuộc khổng lồ, tấn công con người. Thứ hai, những người trên tàu đã đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau cùng tiêu diệt con quái vật biển và tiếp tục hành trình. Qua đó, em thấy được sự tưởng tượng của con người là vô hạn, nó không vô nghĩa mà thể hiện cả ý chí, nguyện vọng mà người viết muốn gửi gắm đến người đọc.
– Số từ: thứ nhất, thứ hai → biểu thị thứ tự xuất hiện
Số từ: một → biểu thị số lượng
– Phó từ: nhất → biểu thị mức độ
Phó từ: đã → biểu thị thời gian
Phó từ: cùng → biểu thị sự tương tự