Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
* Nội dung chính:
Văn bản đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người.
* Trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ:
+ Được bà đỡ Trần đỡ đẻ cho mẹ con hổ cái.
+ Được bác tiều phu giúp lấy cái xương bò to như cánh tay ra khỏi họng.
Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Để tri ân những người giúp đỡ mình, hổ đã trả bà Trần một khối bạc hơn mười lạng, bắt được hươu thì đem cho bác tiều phu; bác tiều phu chết, hổ đến tiễn biệt, hàng năm vẫn đem hươu, lợn đến để ngoài cửa vào ngày giỗ của bác.
Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Tiếng gầm của con hổ thể hiện sự biết ơn đối với những ân nhân đã cứu chúng.
Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Trong cuộc sống con người cần biết ơn những người đã từng giúp đỡ mình.
Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản đều nhằm mục đích nói đến con người giúp đỡ hổ và được hổ báo ơn. Từ đó để thấy rằng:
+ Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.
+ Chuyện con hổ có nghĩa không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn.
– Theo em, nếu bớt đi một chuyện, văn bản sẽ chỉ kể đơn thuần về một câu chuyện con hổ được người khác giúp đỡ và nó cảm ơn. Đó chỉ là một con hổ, một câu chuyện đơn lẻ, không thể bật ra ý con hổ có nghĩa như ở nhan đề.
Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện là chi tiết vài năm sau bác tiều phu mất, con hổ đi đến gầm gừ, gào lớn đi quanh quan tài bác vài vòng. Về sau, mỗi dịp đến ngày giỗ bác hổ lại đưa hươu, nai đến cửa nhà bác mấy chục năm liền. Điều đó cho thấy ân nghĩa của con hổ đối với người đã cứu nó. Mặc dù bác tiều đã chết nhưung con hổ vẫn nhớ mãi ơn cứu mạng của bác.