Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
* Trước khi đọc
1. Theo dõi (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?
– Mối có thái độ khoe khoang rằng mình không cần làm gì vẫn có ăn.
2. Theo dõi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?
– Kiến không đồng tình với lối sống của mối, vì có làm mới có ăn.
3. Theo dõi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
– Khi mối đục ruỗng hết mọi thứ đổ xuống thì mối cũng sẽ chết.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Con mối và con kiến
Bài văn kể về cuộc sống giữa kiến và mối; mối thì lười nhác còn kiến thì chăm chỉ làm việc.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ qua các lời thoại của chúng:
+ Mối: hưởng thụ, không cần làm cũng có ăn, đi đục khoét những thứ sẵn có.
+ Kiến: có làm thì mới có ăn, nếu chỉ đục khoét thì rồi cũng hết của cải mà chết.
Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. Có thể khẳng định như vậy dựa vào việc tác giả để lượt lời của kiến ở phía sau, nhằm in đậm vào trí nhớ của người đọc, đồng thời dựa vào lời nói của mối và kiến:
+ Mối: xưng hô trịch thượng (“chúng ta”)
+ Kiến: xưng hô chừng mực (“các anh)
Câu 8 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến: Đều nhằm trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.
Đoạn văn tham khảo:
Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta luôn cần phải đứng trước nhưungx chọn lựa. Và chúng ta cũng cần phải lắng nghe ý kiến của người khác để có những chọn lựa phù hợp cho mình. Tuy nhiên cần tuyệt đối lựa chon theo kiểu đẽo cày giữa đường, ai nói gì cũng làm theo mà hỏng việc. Chúng ta lắng nghe nhưng cần tiếp thu có chọn lọc và đưa ra được chính kiến của mình.