Bài 6: Bài học cuộc sống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Khi trò chuyện với người khác, đã có lúc em dùng tục ngữ. Trong lúc đi chơi với bố mẹ em cảm thấy rất thích thú và học được nhiều điều. Em đã nói với bố mẹ rằng đúng là con được “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Vì tục ngữ là những điều đã được đúc kết, sử dụng tục ngữ sẽ làm cho câu nói súc tích, đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.   

– Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là về thiên nhiên, kinh nghiệm lao động và cuộc sống xã hội, cách ứng xử giữa người với người.

2. Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.   

– Những câu tục ngữ đều có nét chung là ngắn gọn, cô đọng, dễ nhớ dễ thuộc.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản đúc kết những kinh nghiệm về cuộc sống và con người.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Độ dài của tục ngữ: thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Trong 15 câu tục ngữ ở trên, trừ câu (14), các câu còn lại đều có gieo vần.

– Việc gieo vần như vậy có tác dụng giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.

– Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

(1) Đói thì ăn ráy ăn khoai

Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng

(2) Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:

+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,…)

+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;…)

+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: “gió heo may” và “chuồn chuồn bay” đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; “thì bão” là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.

Người sống hơn đống vàng: “người sống” và “đống vàng” là đối tượng so sánh, “hơn” là từ so sánh.

– Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề:

+ Kinh nghiệm tự nhiên.

+ Cách ứng xử.

Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).

– Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: (9), (10), (14), (15).

Câu 7 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 khôngloại trừ nhau.

– Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn.

Câu 8 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Vì đó là những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hãy ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. 

Đoạn văn tham khảo:

A và B đang chia sẻ với nhau về những định hướng nghề nghiệp. A hỏi:

– B, sau này cậu định làm nghề gì?

– Mẹ tớ bảo tớ học tốt tiếng Anh. Sau này tớ có thể làm cô giáo hoặc phiên dịch viên. Nhưng tớ vẫn đang lo.

– Cậu lo điều gì?

– Tớ lo là tớ không thể dạy cho người khác hiểu hoặc tớ không phiên dịch nhanh được.

– Đừng lo! Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi mà!

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1183

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống