Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Có nhiều con người, sự việc xung quanh để lại cho ta những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. Tình cảm đó cứ lớn dần trong ta, làm cho ta sống sâu sắc hơn. Trong bài học này, em sẽ được luyện tập phát triển kĩ năng viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về những con người hoặc sự việc như vậy.
* Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:
– Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
– Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.
– Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.
– Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
* Phân tích bài viết tham khảo
– Giới thiệu đối tượng biểu cảm: tấm gương người phụ nữ hết long làm việc thiện, bà Nguyễn Thị Nhung.
– Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu về đối tượng: xúc động
– Nêu những đặc điểm nổi bật khiến đối tượng để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em:
+ Hàng ngày tảo tần bán hàng ở chợ.
+ Mặc dù điều kiện sống không dư dả nhưng bà vẫn luôn cố hết sức chia sẻ, đem niềm vui đến cho những mảnh đời cơ cực.
+ Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc: một người mẹ tuyệt vời, …
+ Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của người viết đối với đối tượng được nói tới: hành động cảu bà góp phần làm cho xã hội tốt đẹp, văn minh hơn,…
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
– Lựa chọn đối tượng để lại cho em nhiều cảm xúc, ấn tượng.
b. Tìm ý
Sau khi lựa chọn được người hoặc sự việc để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Người đó là ai? Sự việc đó là gì?
– Người hoặc sự việc đó có những đặc điểm nào nổi bật?
– Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với người hoặc sự việc đó?
– Chi tiết nào gắn với người hoặc sự việc đó khiến em không thể quên?
c. Lập dàn ý
Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:
– Mở bài: Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
– Thân đoạn: Nêu cảm xúc về những đặc điểm nổi bật của sự việc.
– Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em.
2. Viết bài
Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:
– Nêu được đặc điểm nổi bật của đối tượng.
– Ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
3. Chỉnh sửa
Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.
Yêu cầu |
Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được người hoặc sự việc mà em muốn bộc lộ cảm xúc. |
Nếu còn thiếu, hãy bổ sung. |
Nêu đặc điểm nổi bật của đối tượng. |
Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về đối tượng chưa. Nếu còn thiếu hãy bổ sung, điều chỉnh. |
Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của em về đối tượng đó. |
Đánh dấu từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc về người hoặc sự việc được nói tới. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.
|
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.
|
Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Bài viết tham khảo: Tấm gương vượt khó
Cái tên Nguyễn Thị Hiền – tấm gương nghèo vượt, khó đã quá quen thuộc đối với tập thể lớp 9A chúng tôi. Một cô bạn hồn nhiên, trong sáng, niềm nở với bạn bè và đặc biệt là học giỏi nữa. Nụ cười hạnh phúc của Hiền khi nhận được giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh do quỹ khuyến học tổ chức khiến chúng tôi cũng vui lây và còn biết bao bằng khen nữa. Nhưng ai có thể ngờ được đằng sau thành tích ấy, sau nét mặt rạng rỡ kia là cả một tâm hồn bị tổn thương, tổn thương với mọi mặt và là quá trình nỗ lực vươn lên khiến tôi không khỏi xúc động và cảm phục trước cô bạn nhỏ bé nhưng giàu ý chí và nghị lực kia.
Khác với bạn bè, ngay từ những năm tháng đầu đời, Hiền đã thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người cha. Bạn lớn lên nhờ đôi bàn tay chăm sóc của mẹ và ông bà ngoại. Ba mẹ Hiền đã sống li thân khi Hiền còn quá nhỏ. Mẹ lại ốm yếu hay phát bệnh vào mỗi buổi chiều nắng gắt. Căn bệnh quái ác mà người ta gọi là bệnh tâm thần đeo đẳng mẹ khiến cô bé có cha có mẹ nhưng đâu có được cái quyền vui chơi, được nô đùa, được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Một tâm hồn nhỏ bé đang từng ngày rạn nứt.Những tưởng với ngần ấy gian nan, tâm hồn nhỏ bé kia sẽ không còn đủ niềm tin để bước vào đời. Nhưng thật bất ngờ Hiền đã vượt qua. Thiếu đi tình cảm của cha, sự mặc cảm về nỗi đau của mẹ, Hiền dồn hết niềm khát khao vào tri thức mong muốn tìm trong sách vở một sự sẻ chia. Nhìn vào Hiền tôi bỗng thấy rằng: cuộc đời nhiều lúc quá gian nan nhưng cuộc đời vẫn rất công bằng. Vượt lên trên số phận bằng lòng ham học hỏi, cô bạn nhỏ bé đã có được những thành công ban đầu chắp cánh cho những ước mơ để bay cao, bay xa hơn. Chín năm liền Hiền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, bạn đều đạt giải cao.
Thật vậy, ý chí và nghị lực cùng với lòng say mê tri thức là bàn đạp vững chắc, là cánh cửa dẫn đến thành công dù bước khởi đầu còn gian nan, trắc trở. Câu chuyện của Hiền khiến tôi không khỏi xúc động và mong muốn được cảm thông, được chia sẻ với những gì mà Hiền đã và đang phải trải qua. Mong rằng con đường thành công sẽ mở rộng hơn, lớn hơn để đón chào những con người biết vượt khó, vượt khổ và vượt lên trên số phận. Hiền như một tấm gương sáng đáng để cho mỗi chúng ta, những người luôn được chăm sóc và yêu thương noi theo. Nghĩ về chuyện của Hiền, tôi lại nhớ đến câu nói của một nhà văn: Ở đời người này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người
– Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người ngắn nhất:
– Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hay nhất: