Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(Trang 82 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Hãy đọc các câu dưới đây, chú ý thể hiện đúng ngữ điệu:
– Mẹ về !
– Mẹ về.
– Mẹ về ?
(Trang 82 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Hai câu văn sau có điểm gì khác nhau?
Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.
(Báo Hà Nội mới )
Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp.
Trả lời:
Câu 1: Có sự chần chừ, chưa chắc chắn
Câu 2: Có sự lưu loát, nhanh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
(Trang 82 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Tìm hiểu cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang
a) Dấu chấm lửng
(Trang 82 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Theo em, trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì ?
Ví dụ 1. Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền Việt Nam rất phong phú: chèo, tuồng, rối nước,…
Ví dụ 2. Trước đây, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sân khấu cho rối nước là ao làng. Ghế ngồi của khán giả là … thảm cỏ quanh ao.
Ví dụ 3. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi !
(Phạm Duy Tốn)
Trả lời:
– VD1: Tác dụng: tỏ ý còn nhiều hình thái sân khấu dân gian khác chưa được liệt kê.
– VD2: Tác dụng: Dấu chấm lửng có Dấu chấm lửng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ ngữ nào đó mang tính hài hước, châm biếm.
– VD3: Tác dụng: Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi.
(Trang 82 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Trong ba ví dụ trên, em hãy cho biết dấu chấm lửng trong ví dụ nào có công dụng :
• Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết.
• Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
• Làm gián đoạn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của những từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Trả lời:
VD1: Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết.
VD2: Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
VD3: Làm gián đoạn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của những từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
b) Dấu chấm phẩy
(Trang 82 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Theo em, trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì ?
Ví dụ 1. Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như : thư sinh thì nho nhã, điềm đạm ; nữ chính : đức hạnh, nết na ; nữ lệch : lẳng lơ, bạo dạn ; mụ ác : tàn nhẫn, độc địa.
( Ngữ văn 7, tập hai )
Ví dụ 2. Cốm không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
Trả lời:
VD1: Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
VD2: Dấu chấm phẩy có tác dụng để: đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp
(Trang 83 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Trong hai ví dụ trên, em hãy cho biết dấu chấm phẩy trong ví dụ nào có công dụng:
– Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Trả lời:
VD1: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
VD2: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
c) Dấu gạch ngang
(Trang 83 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Đọc bảng dưới đây, sau đó điền dấu gạch ngang vào các ô vuông trong các ví dụ cho phù hợp :
• Dấu gạch ngang có những công dụng sau :
• Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
• Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
• Nối các từ nằm trong một liên danh
Ví dụ 1. Đẹp quá đi (…) mùa xuân ơi (…..) mùa xuân của Hà Nội thân yêu […]
( Vũ Bằng )
Ví dụ 2. Có người khẽ nói :
(….) Bẩm, dễ có khi vỡ!
(…) Ngài cau mặt, gắt rằng :
(…) Mặc kệ !
Ví dụ 3. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren (…) Phan Bội Châu ( xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này ) lại quả quyết cho rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren ; cái đó thì cũng có thể.
Trả lời:
Ví dụ 1. Đẹp quá đi( !) Mùa xuân ơi (!) mùa xuân của Hà Nội thân yêu […]
(Vũ Bằng )
Ví dụ 2. Có người khẽ nói:
(-) Bẩm, dễ có khi vỡ!
(không có dấu) Ngài cau mặt, gắt rằng:
(-) Mặc kệ!
Ví dụ 3. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren (-) Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết cho rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren ; cái đó thì cũng có thể.
(Trang 83 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối bằng cách ghi dấu x vào ô vuông cuối mỗi nhận xét đúng:
• Dấu gạch nối dùng để nối cách tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài (…)
• Dấu gạch nối không phải là một dấu câu (…)
• Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang (…)
• Dấu gạch nối dùng để nối các từ trong một liên danh (…)
Trả lời:
Dấu gạch nối dùng để nối cách tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài (x)
Dấu gạch nối không phải là một dấu câu (x)
Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang (x)
Dấu gạch nối dùng để nối các từ trong một liên danh (…)
2. Tìm hiểu về văn bản đề nghị.
(Trang 84 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Đọc hai văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu dưới.
(1)Văn bản trên có những điểm gì giống và khác nhau?
(2) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?
(3) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
(4) Hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị.
Trả lời:
(1) Giống nhau: Về hình thức: trình bày theo hình thức quy định.
Khác nhau: Về nội dung văn bản 1 nội dung trình bày sự việc trình bày với giáo viên đề nghị bảng mới, còn văn bản 2 trình bày việc lấn chiếm trái phép của một số gia đình đề nghị được giải quyết.
(2) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích để đạt được mong muốn nguyện vọng ý kiến đến một cá nhân hay tổ chức có thẫm quyền để xin giải quyết một vấn đề gì đó.
(3) Giấy đề nghị cần chú ý:
• Nội dung: rõ ràng, ngắn gọn.
• Hình thức: Sạch sẽ, trang trọng, đúng quy định
(4) Cách làm một văn bản đề nghị:
– Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thể (thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị gửi lên cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
– Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?
(Trang 85 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Em hãy sắp xếp các mục sau đây theo đúng trình tự của một băn bản đề nghị.
• Quốc hiệu và tiêu ngữ
• Địa điểm và nơi làm giấy tờ đề nghị
• Nơi ( người) nhận đề nghị
• Tên văn bản: Giấy đề nghị( hoặc Bản kiến nghị)
• Nếu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
• Người(tổ chức) đề nghị
• Chữ kí và họ tên người đề nghị.
Trả lời:
Thứ tự sắp xếp là:
1. quốc hiệu tiêu ngữ
2. địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị
3. tên văn bản giấy đề nghị hoặc bản kiến nghị
4. nơi nhận giấy đề nghị
5. người tổ chức đề nghị
6. nêu sự việc , lí do và ý kiến cần đề nghị
7. chữ kí và họ tên người đề nghị
C. Hoạt động luyện tập
(Trang 85 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Em hãy cho biết dấu chấm lửng trong mỗi câu dưới đây được dùng để làm gì:
a) Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y.
(Nam Cao)
b) Ô hay, có chuyện gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại…
(Đào Vũ)
c) – Lính đâu ? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộng vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
– Dạ,… bẩm
– Đuổi cổ nó ra !
(Phạm Duy Tốn)
Trả lời:
a) Dấu chấm lửng tỏ ý liệt kê.
b) Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự tức giận, mệt mỏi.
c) Dấu chấm lửng có tác dụng giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hay hài hước, châm biếm.
(Trang 86 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Nối từng đoạn văn ở cột trái với công dụng của dấu chấm phẩy ở cột phải sao cho phù hợp.
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện ; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. ( Thép Mới ) |
1) Dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. |
b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng ; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi. |
2) Dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp |
c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. |
Trả lời:
(a)-(1); (b)-(1); (c)-(2)
(Trang 86 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2) 3. Đọc các ví dụ sau và hoàn thành bảng theo mẫu để phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối :
a) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào cờ giữa cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tử tù lừng tiếng. Anh quả quyết-(1) cái anh chàng ranh mãnh đó-(2) rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một tí rồi hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
( Nguyễn Ái Quốc )
b) –(3) Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ ! –(4) Một chú bé con thầm thì.
–(5) Ồ ! Cái áo dài đẹp chửa ! –(6) Một chị con gái thốt ra.
( Nguyễn Ái Quốc )
c) –Thừa Thiên –(7) Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
d) –(8) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc –(9)nin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An –(10)dát và Lo –(11)ren
( An – phông – xơ Đô – dê )
STT | Dấu | Công dụng |
---|---|---|
(1) |
M : dấu gạch ngang |
Mở đầu bộ phận chú thích |
(2) |
||
(3) |
||
(4) |
||
(5) |
||
(6) |
||
(7) |
||
(8) |
||
(9) |
||
(10) |
||
(11) |
Trả lời:
STT | Dấu | Công dụng |
---|---|---|
(1) |
M : dấu gạch ngang |
Mở đầu bộ phận chú thích |
(2) |
dấu gạch ngang |
Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích. |
(3) |
dấu gạch ngang |
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(4) |
dấu gạch ngang |
Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích |
(5) |
dấu gạch ngang |
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(6) |
dấu gạch ngang |
Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích |
(7) |
dấu gạch ngang |
Nối các từ trong một liên danh |
(8) |
dấu gạch ngang |
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(9) |
dấu gạch nối |
Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |
(10) |
dấu gạch nối |
Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |
(11) |
dấu gạch nối |
Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |
(Trang 87 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 4. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
a. Có một bộ phim rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, tập thể lớp muốn được đi xem.
b. Tổ em đi học nhóm, do sơ ý nên một bán trong tổ kị kẻ gian lấy mất xe đạp.
Trả lời:
Tình huống a cần viết giấy đề nghị.
Tình huống b cần viết tường trình.
D. Hoạt động vận dụng
(Trang 87 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Viết một đoạn văn ( từ 5 – 7 câu ) về chủ đề tự chọn, trong đó có câu :
• Dùng dấu chấm lửng.
• Dùng dấu chấm phẩy.
• Dùng dấu gạch ngang.
Trả lời:
Ai đã từng đến Huế mà chưa được nghe ca Huế trên dòng Hương Giang vào những đêm trăng đẹp? Ai đã từng nghe ca Huế mà không cảm thấy xúc động nơi cõi lòng. Vâng, quả thực đây là một thú vui vô cùng tao nhã, để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng du khách. Ca Huế trang nhã và lịch sự: từ cách ăn mặc đến cách trang điểm; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức… Nếu như có thể, tôi mong uước sẽ được nghe lại những làn điệu dân ca ấy một lần, dù chỉ một lần thôi…
(Trang 87 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em thấy cần viết giấy đề nghị.
Trả lời:
1. Đề nghị nhà trường thay đổi giáo viên chủ nhiệm
2. Đề nghị nhà trường sửa lại nhà vệ sinh và thiết bị điều hòa của từng lớp học.
3. Đề nghị nhà trường tổ chức các hoạt động xã hội tập thể.
(Trang 87 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Theo em, lí do viết đơn và lí do viết giấy đề nghị giống và khác nhau ở điểm nào ?
Trả lời: