Soạn văn 7 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(Trang 23 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Những hình ảnh dưới đây gợi cho em gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao nào đã hoc hoặc đã biết?

Trả lời

Hình ảnh con cò gợi cho em đến bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi, ông vớt tôi nào,

Tôi có bề nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Hình ảnh thầy bói gợi em nhớ đến bài:

Chập chập thôi lại cheng cheng

Con gà sống thiến để riêng cho thầy

Đơm xôi thì đơm cho đầy

Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng.

Hình ảnh con mèo:

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mè

(Trang 23 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1)2.Theo em, những bài ca dao đó thể hiện nội dung gì?

Trả lời Những bài ca dao đó thể hiện nỗi niềm than thân của người lao động khổ nhọc thói và châm biếm những những thói hư tật xấu trong xã hội.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc các văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

(Trang 25 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Bài 1, 2

a) Hai bài ca dao này là lời của ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

b) Nội dung của mỗi bài ca dao là gì? Vì sao có thể khẳng định như vậy?

c) Để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài, tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào và có tác dung gì?

d) Ở bài 1, tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi gắm kín đáo qua hình tượng các con vật.

Trả lời

Bài 1 Bài 2

a

Lời của người dân lao động. Dựa vào ngữ cảnh của bài ca dao.

Lời của cô gái. Dựa vào cụm từ “thân em”

b

những hình ảnh con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc là những con vật quen thuộc nhưng nhỏ bé, chịu nhiều vất vả, long đong, người lao động muốn giài bày nỗi thống khổ trăm bề khi bị áp bức bóc lột, chịu nhiều oan trái nên gửi gắm nỗi lòng mình vào các hình ảnh đó.

Bài ca dao nói về thân phận nổi trôi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ không có quyền quyết định cuộc sống của mình mà phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào người khác. Thông qua các cụm từ “gió dập sóng dồi”, “tấp vào đâu”

c

sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ,sử dụng những hình ảnh gần gũi, thân quen để tượng trưng cho những người dân lao động. Con tằm, con kiến, con cuốc tượng trưng cho sức lao động suốt đời ngược xuôi vất vả và thân phận thấp cổ bé hỏng của người lao động xưa.

Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để nhấn mạnh số phận lênh đênh, không biết đi đâu về đâu của người phụ

d

thể hiện niềm thương cảm với cuộc đời nghèo khó của người lao động. Qua đó phản kháng và tố cáo xã hội phong kiến xưa.

Thể hiện sự đồng cảm với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

(Trang 25 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Bài 3, 4

a) Đây là hai bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. Theo em, hai bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?

b) Nội dung châm biếm trong mỗi bài là gì?

c) để tạo nên tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào?

d) Từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên, em hãy nêu cách đọc hiểu các văn bản ca dao, dân ca.

Trả lời

a) Bài ca dao số 3 châm biếm những người lười lao động.

Bài ca dao số 4 phê phán những người bói toán, mê tín dị đoan.

b) Bài ca dao số 3 châm biếm những người lười lao động, rượu chè, ngủ ngày.

Bài ca dao số 4 châm biếm những người hành nghề mê tín, lừa bịp để kiếm tiền

c) Để tạo nên những tiếng cười châm biếm, tác giả sử dụng những cách nói ngược, những sự thật hiển nhiên để phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người, những sự việc đáng cười trong xã hội.

d) Các bài ca dao trữ tình cần đọc chậm rãi để cảm nhận những tâm tư tình cảm, những nỗi niềm mà người lao động gửi gắm.

Các bài ca dao châm biếm đọc với giọng điệu vui tươi, hài hước.

3. Tìm hiểu về đại từ

(Trang 25 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a.Đọc những câu dưới đây, chú ý những từ in đậm và trả lời câu hỏi:

(1) Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

(2)…. có tiếng dép lẹp xẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

– Thằng Thành, con Thủy đâu? […]

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo…

(Trang 26 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1). Từ “tôi” trỏ ai? Nhờ đâu em biết được điều đó? Chứng năng ngữ pháp của từ “tôi” trong các câu trên là gì?

Trả lời

– Từ “tôi” ở (1) chỉ con cò, nhờ vào nội dung ở câu trước. Từ tôi thứ nhất là phụ ngữ, từ tôi thứ hai đóng vai trò chủ ngữ.

– Từ “tôi” ở (2) chỉ nhân vật Thành, dựa vào lời nói của mẹ và hành động của Thủy. Từ “tôi” đóng vai trò là phụ ngữ. Từ tôi” thứ hai là chủ ngữ.

(3) Đồn rằng quan tướng có danh

Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai

Ban khen rằng: Ấy mới tài

Ban cho cái áo với hai đồng tiền

(4) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật…

(Trang 26 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1). Các từ “ấy”, “thế” trỏ gì? Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của chúng? Chức năng ngữ pháp của các từ này là gì?

Trả lời

– Từ “ấy” chỉ việc cưỡi ngựa một mình, không phải nhờ vả ai.

– Từ “thế” chỉ câu nói của mẹ Thành, yêu cầu hai anh em phải chia đồ chơi.

– Chức năng ngữ pháp: làm bổ ngữ cho động từ hoặc cụm động từ đứng trước nó.

(Trang 6 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

(5)

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

(6)

– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em nhỏ ra sao? Sao anh lại ác thế?

(Trang 26 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1). Các từ “ai” và “sao” được dùng để làm gì?

Trả lời

Các từ “ai” và “sao” được dùng để hỏi.

(Trang 26 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b) Các từ tôi, ấy, thế, ai, sao trên đây được gọi là các đại từ của tiếng Việt. Theo em, đại từ là gì? Hãy

Trả lời bằng cách hoàn thành định nghĩa dưới đây:

Đại từ là những từ để ……. người, sự vật, hành động ,tính chất… đã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để…………

Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp tròn trong câu như …………, ……………hay phụ ngữ của…….., …………, ………….

Trả lời

Đại từ là những từ để trỏ người, sự vật, hành động ,tính chất đã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp tròng câu như chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.

(Trang 27 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c) Cho những đại từ sau, hãy xếp vào ô mà em cho là phù hợp : tôi, chúng tôi, nó, chúng nó, ta, chúng ta, họ, mày, hắn, vậy, thế, ai, gì, nào, sao, thế nào, ra sao, bao giờ, bao nhiêu.

Đại từ dùng để trỏ:

Trỏ người, sự vật : …………………………..

trỏ số lượng : …………………………………….

Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: ……………………………………

Đại từ để hỏi:

Hỏi về người, sự vật: …………………………..

Hỏi về số lượng: ………………………………………

Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: ………………………..

Trả lời

Đại từ dùng để trỏ :

• Trỏ người , sự vật: ta, chúng ta, tôi, họ, nó, mày, hắn

• trỏ số lượng: chúng nó, chúng tôi, chúng ta.

• Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: vậy, thế, nào.

Đại từ để hỏi:

• Hỏi về người, sự vật: ai

• Hỏi về số lượng: bao nhiêu, bao giờ.

• Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: gì, sao, thế nào, ra sao.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

(Trang 27 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a) Tìm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” giống như bài ca dao phía dưới. Những bài ca dao đó có cách mở đầu này nói về ai, về điều gì ?

Trả lời

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi! nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùị

 

Thân em như cúc mọc bờ rào

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.

 

Thân em như gánh hàng hoa

Sớm đi chợ sớm, chiều quay chợ chiều

 

Thân em như giếng giữa đàng

Người khen rửa mặt, người phiền rửa chân

 

Thân em như giếng giữa đàng (giữa đường)

Người khôn rửa mặt, người phàm (thường) rửa chân.

 

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng (giữa chợ) hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

 

Thân em như lọn hương trầm

Không cha không mẹ muôn phần cậy anh.

 

Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

 

Thân em như ớt chín cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng

 

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

 

Thân em như tấm lụa điều

Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.

 

Thân em như thể bèo trôi,

Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?

 

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

 

Thân em như trái đào non

Không may số kiếp lấy con nhà giàu

Hắn cợt như thể con hầu

Nửa đêm còn phải thái rau, băm bèo

 

Thân em như trái me chua

Người chê cũng lắm, người ưa cũng nhiều

 

Những bài ca dao này đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, để nói về cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ than trách về thân phận bất hạnh, đau khổ, lênh đênh, trổi nổi của mình, họ không có quyền được quyết định cuộc đời mình. Qua đó thể hiện sự đồng cảm, thương xót của các tác giả dân gian với những người phụ nữ và sự lên án xã hội phong kiến xưa. Đồng thời thể hiện niềm ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của họ.

(Trang 27 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b) Những câu hát châm biếm vừa học có điểm gì giống nhau về nội dung và nghê thuật?

Trả lời

– Về nội dung đều châm biếm những hạng người đáng chê cười và phê phán những thói hư, tật xấu.

– Về nghệ thuật, sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nghệ thuật nói ngược, phóng đại…

2. Luyện tập về đại từ

(Trang 27 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a) Chỉ ra ý nghĩa của đại từ “thế” trong các ví dụ sau:

– Bạn Nam 13 tuổi. Bạn Hoa cũng thế.

– Chị Dương đang học bài. Anh Tuấn cũng thế.

– Bông hoa hồng đẹp quá. Bông hoa li cũng thế.

Trả lời

– Bạn Nam 13 tuổi . Bạn Hoa cũng thế: Đại từ chỉ số lượng, số tuổi ngang hàng nhau.

– Chị Dương đang học bài. Anh Tuấn cũng thế: Đại từ chỉ hoạt động học bài.

– Bông hoa hồng đẹp quá . Bông hoa li cũng thế: Đại từ chỉ tính chất, độ đẹp của hai bông hoa.

(Trang 27 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b) Trong những từ ngữ in đậm dưới đây, những từ nào là đại từ, những từ nào không phải là đại từ ? Vì sao?

– Cái cò lặn lội bờ ao ,

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

– Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.

– Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Trả lời

– Các từ là đại từ: ông, ông bà, con.

– Các từ không phải đại từ: chú, anh em.

(Trang 28 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c) Hãy đặt câu với các đại từ để hỏi: ai, gì, bao nhiêu, thế nào?

Trả lời

– Ai đang học bài?

– Bạn đang làm gì thế?

– Quyển sách nào bao nhiêu tiền?

– Thế nào là ca dao?

D. Hoạt động vận dụng

(Trang 28 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Những câu hát châm biếm có gì giống với truyện cười dân gian?

Trả lời

– Những câu hát châm biếm có điểm giống với các truyện dân gian là đả kích, châm biếm những thói hư tật xấu của con người, thói mê tín dị đoan trong xã hội.

– Về nghệ thuật, đều sử dụng một số hình thức gây cười như nói ngược, nói quá để gây cười.

(Trang 28 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Những nội dung than thân, châm biếm trong các bài ca dao trên có còn trong xã hội ta ngày nay không? Hãy tìm dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống quanh em

Trả lời

Những nội dung than thân, châm biếm trong các bài ca trên vẫn còn tồn tại trong xã hội ta ngày nay. Đó là những người lao động nghèo khó, vất vả trong cuộc sống mưu sinh, một số người ỉ lại vào bố mẹ có quyền chức to để có việc làm, nhiều người mê tín dị đoan đốt nhiều vàng mã cầu mong danh vọng, tiền tài, địa vị.

(Trang 28 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).3. So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng tiếng Việt với đại từ xưng hô trong một ngoại ngữ mà em học?

Trả lời

– Giống nhau: vị trí của các đại từ trong câu thường là chủ ngữ.

So sánh tiếng Việt và tiếng Anh, ta thấy có sự khác nhau về số lượng, ý nghĩa biểu cảm:

– Khác nhau:

* Về số lượng: từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn trong tiếng anh. Tiếng Việt rất phong phú với các đại từ xưng hô như anh, em, mày, tao, tớ, con, cháu, chàng, thiếp, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông, bà, bố, mẹ,…còn tiếng Anh sử dụng từ xưng hô “you, I, we, He, she, It, They”

* Ý nghĩa biểu cảm: tùy mức độ quan hệ xã hội hay mối quan hệ gia đình, bạn bè thân mật mà có nhiều cách dùng đại từ. Đôi khi tùy vào tâm trạng, hoàn cảnh, người nói có thể sử dụng các đại từ khác nhau.Ví dụ khi vui vẻ sử dụng từ bạn – tớ, khi cáu giận có thể sử dụng mày – tạo. Tiếng Anh phải sử dụng ngữ điệu để biểu lộ cảm xúc.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(Trang 28 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Đọc đoạn trích sau và nhận xét về việc sử dụng đại từ trong đoạn trích.

Từ niên khóa 1934-1935, tôi trúng tuyển vào Trường Cao Đẳng Tiểu học (tương đương với cấp Trung học cơ sở bây giờ) ở thị xã Bắc Ninh.

Sang niên khóa 1935-1936, bỗng có một giáo sư, chừng gần 40 tuổi, đâu như từ trường Thành chung, Lạng sơn đổi về đây. Lần đầu gặp, tôi bỗng thấy ở người thầy giáo mới này một vẻ gì đó rất nho nhã, rất đáng yêu và dĩ nhiên đáng kính. Đó là thầy Hoàng Ngọc Phách, dạy về môn văn.

Đến khi tôi 18 tuổi, lập gia đình quá sớm do ý muốn quyết định của bố mẹ, một điều không ngờ lại đến với tôi. Hóa ra ông trời run rủi thế nào mà vợ tôi lại là chị con bác của thầy Hoàng Ngọc Phách. Một ngày Tết, ở thị xã Bắc Ninh, tôi và vợ tôi đến chúc tết họ hàng nội ngoại thì người thầy rất kính yêu của mình lại chạy ngay ra cửa đón chào, gọi tôi bằng bác. Một điều “thưa bác”, hai điều “thưa bác” khiến lúc đầu tôi rất lúng túng ngượng nghịu chưa biết xưng hô như thế nào. Còn vợ tôi thì cứ thản nhiên gọi thầy giáo của tôi bằng “cậu” và tự xưng là “chị”, mặc dù vợ tôi kém “cậu em” đến trên 20 tuổi. Thế mới biết, cách xưng hô ở ngôn ngữ của ta thật là khó vì nỗi quá chi li khe khắt, quá phức tạp trong quan hệ họ hàng, xã hội.

Tôi tự trấn tĩnh và nói với thầy:

– Năm mới, con đến chúc thầy và gia đình có nhiều sức khỏe và thành đạt trong mọi việc của đời sống ạ.

Khi trở về nhà, vợ tôi cứ phàn nàn:

– Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy? Cậu ấy là em mình chứ!

Tôi cười rất vui, đáp:

– Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ.

(Theo lời kể của Hoàng Cầm, Nhớ thầy Song An Hoàng Ngọc Phách, Tạp chí Thế giới mới)

Trả lời

Đại từ trong đoạn trích được sử dụng để xưng hô và thể hiện sắc thái biểu cảm là sự tôn trọng của người nói. Đối với Hoàng Cầm, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn với người thầy giáo dù ít tuổi hơn mình. Với thầy Hoàng Ngọc Phách là thái độ tôn trọng theo thứ bậc họ hàng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 898

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống