Soạn văn 7 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(Trang 54 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Hãy đọc các câu thành ngữ, tục ngữ sau đây:

• Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn

• Buôn có bạn, bán có phường

• Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn

• Thuận vợ thuận chồng, bể Đông tát cạn

Thuận bè thuận bạn, tát cạn bể Đông

(Trang 54 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Trả lời các câu hỏi sau:

a. Những câu thành ngữ trên muốn nói điều gì về tình bạn?

b. Theo em thế nào là một người bạn tốt

Trả lời

a. Những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của tình bạn đối với mỗi người. Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách. Đó là bờ vai những khi ta buồn, là điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, là một ánh sáng ban mai khi ta gặp chung lí tưởng sống.

b. Một người bạn tốt là một người luôn biết yêu thương, giúp đỡ mình và chân thành với mình. Dù cho có xảy ra bất cứ chuyện vui hay buồn cũng luôn bên cạnh mình, biết sẻ chia đồng cảm với mình và tin tưởng mình.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Bạn đến chơi nhà

2. Tìm hiểu văn bản

(Trang 55 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a. Bài Bạn đến chơi nhà có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?

(Trang 55 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b) Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê?

(Trang 55 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c) Qua 7 câu thơ đầu tác giả cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào ? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó?

(Trang 55 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).d) Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

(Trang 55 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).e) Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?

Trả lời

a. Bài thơ Bạn đến chơi nhà gồm:

• Số câu: 8 câu (bát cú)

• Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

• Hiệp vần: chữ cuối của các dòng 1 – 2 – 4 – 6 – 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

b. Những chi tiết trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê :

• Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

• Ao sâu nước cả, khôn chài cá.

• Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

• Cải chửa ra cây, cà mới nụ.

• Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

• Đầu trầu tiếp khách, trầu không có.

c. Bảy câu thơ đầu tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa ăn được. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thốn về vật chất qua đó thể hiện về tình bạn đẹp, chân tình.

=> Dụng ý của tác giả : Đề cao tình bạn ở câu cuối.

d. Những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến:

• “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”=> chợ xa, trẻ đi vắng không có ai đi chợ giúp.

• “Ao sâu nước cả, khôn chài cá”=> Ao sâu, nước nhiều để đánh được một mẻ lưới cá rất khó khăn.

• “Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà”=> Vườn rộng quá, khó bắt được gà.

• “Cải chửa ra cây, cà mới nụ”=> Cải còn non, cà mới ra nụ, chưa có trái, không thể ăn được.

• “Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”=> bầu chỉ mới vừa rụng hoa, còn nhỏ, giàn mướp thì chỉ toàn là hoa, không có quả.

• “Đầu trầu tiếp khách, trầu không có”=> không có trầu để tiếp khách

=>giãi bày cái khó của chủ nhà.

e. Câu thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực. Ta với ta tuy 2 mà 1. Đại từ “ta” vừa chỉ số ít vừa chỉ số nhiều. Ta là cả 2 người, ta với ta là 1 thể thống nhất. Cả 2 đều có tâm trạng vui mừng khi gặp nhau, chung tâm sự thời thế, chung tình bạn. Ta với ta , biểu lộ 1 niềm vui trọn vẹn, tràn đầy của tình bằng hữu thân thiết. Câu thơ ấm áp tình đời và sâu nặng tình bạn. Đó là tình bạn trong sáng, thuỷ chung.

3. Phát hiện lỗi sử dụng quan hệ từ:

(Trang 55 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a. Nối các câu ở cột A với loại lỗi về sử dụng quan hệ từ (QHT) ở cột B cho thích hợp:

A B

(1) Đừng nên nhìn của cải vật chất đánh giá con người.

a) Lỗi thừa QHT

(2) Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.

b)Lỗi thiếu QHT

(3) Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ

c) Lỗi dùng QHT mà không có tác dụng liên kết.

(4) Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung

d) Lỗi dùng QHT không thích hợp về nghĩa

Trả lời

1-b

2-c

3-d

4-a

(Trang 55 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b. Mỗi câu dưới đây mắc loại lỗi nào về quan hệ từ:

(1) Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng.

(2) Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

(3) Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

Trả lời

(Trang 56 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c. Các câu văn dưới đây có mắc loại lỗi nào về sử dụng quan hệ từ? Hãy chữa lại cho đúng:

(1) Qua bài thơ này đa nói lên tình cảm của Nguyễn Khuyết đối với bạn bè.

(2) Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sữa chữa.

(3) Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá ránh” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

Trả lời

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 56 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Có ý kiến cho rằng, tình bạn là một trong những đề tài có từ lâu đời trong lịch sử văn học Việt nam. Bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một trong những bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn của thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ này.

Trả lời

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết, keo sơn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, chân tình đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử – Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Nguyễn Khuyến đùa vui bằng cách nêu lên một tình thế oái oăm, lời phân bua hữu tình khởi đầu cho nụ cười vui giữa đôi bạn tri kỷ. Cả Nguyễn Khuyến và Dương Khuê đều có tâm trạng vui mừng khi gặp nhau, chung tâm sự thời thế, chung tình bạn. Ta với ta , biểu lộ 1 niềm vui trọn vẹn, tràn đầy của tình bằng hữu thân thiết. Bài thơ không chỉ ca ngợi tình bạn mà còn gợi ra không khí làng quê, vườn xanh, cây trái làng quê Việt Nam thật tài tình.

(Trang 56 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Thêm các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành các câu dưới đây:

a. Nó chăm chú nghe kể câu chuyện đầu đến cuối.

b.Con xin báo một tin vui cha mẹ vui lòng

Trả lời

a.Nó chăm chú nghe kể câu chuyện từ đầu đến cuối.

b.Con xin báo một tin vui để cha mẹ vui lòng

(Trang 56 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).3. Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu bằng các quan hệ từ thích hợp.

a. Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

b. Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không được bền.

c. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Trả lời

a. Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

b. Mặc dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không được bền.

c. Không nên chỉ đánh giá con người với hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

(Trang 56 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).4. Cho biết các quan hệ từ (in đậm) trong các câu dưới đây dùng đúng hay sai:

Trả lời

(Trang 57 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).5. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời

Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan diễn tả nỗi buồn, nỗi cô đơn, lạc lõng của một mình tác giả khi đứng trước sự mênh mông của thiên nhiên. Trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này diễn tả niềm vui của đôi bạn Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó.

D. Hoạt động vận dụng

(Trang 57 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Dựa vào dàn bài chi tiết đã lập ở bài 7, viết bài tập làm văn số 2 (văn biểu cảm)

Đề bài: Loài cây em yêu

Trả lời

Giữa cuộc sống bon chen nơi “phồn hoa đô thị”, Hà Nội trong những ngày đầy nắng và gió heo may, xuất hiện một loài hoa rất hiền lành, dịu dàng, đó chính là cúc họa mi. Đó là loài cúc trắng dại đẹp đến nao lòng, đưa mùa đông về phố để tâm hồn xốn xang.

Chẳng hiểu sao tôi luôn có một tình cảm đặc biệt dành cho cúc họa mi – một loài hoa nhỏ xinh với những cánh hoa trắng ngần gói trong mình một nhụy vàng đầy sắc nắng. Thế đó, cúc họa mi là vậy, luôn chiếm một phần trong kí ức của những người yêu hoa, say tình. Mang tên loài chim Họa mi thế nhưng cúc họa mi lại không có giọng ngọt trời phú như loài chim kia mà thay vào đó nó làm rung động tình người bởi vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết. Mỗi mùa đi qua, loài hoa nhỏ dại này đều rải vào lòng người những mênh mang, vang vọng ngân nga của dòng kỉ niệm quá khứ.

Cúc họa mi một loài hoa rất kì lạ, đến nhanh mà đi cũng nhanh khiến con người không đành lòng chỉ biết gom lại cả bầu trời thương nhớ. Tưởng chừng cúc họa mi dịu dàng như thế nhưng vẫn có một điều gì đó bí ẩn. Nó mơ màng trong nắng sớm, thuần khiết khi sương tàn, rực rỡ trong nắng trưa, u sầu khi về chiều và giấu mình trong đêm tối. Nó mang một vẻ đẹp thanh khiết, dịu dàng và bình yên đến lạ. Không kiêu sa, không rực rỡ, không sang trọng như hồng nhung, bách nhật, nhưng loài hoa nhỏ bé trắng muốt này cuốn hút lòng người bởi sự bình dị, tinh khôi, quyến rũ rất riêng. Phải chăng, đôi khi cái đẹp của sự giản dị là cái đẹp có nội dung. Thiết nghĩ mỗi loài hoa đều mang trong mình “hương” và “sắc” thế nhưng cúc họa mi chẳng có “hương” mà cũng chẳng có “sắc” tuy nhiên lại làm cho tâm hồn bao người phải đắm say, xao xuyến. Rất khó có thể kiềm chế và cưỡng lại sự trong trẻo của loài hoa này bởi sự ngây thơ, hồn nhiên đến khờ khạo, như một cô gái đang e thẹn, vụng dại với mối tình đầu đầy trong sáng. Mong manh, đời thường cúc họa mi làm cho con người phải say, phải mê mẩn, phải “điên” bởi khó thoát ra được sự dịu dàng ấy.

Thu qua đông tới, trong những ngày đầy nắng và gió heo may se se lạnh, cúc họa mi e ấp khoe sắc trắng ngần trong những buổi sớm đầu đông tô điểm cho phố phường thêm phần dịu dàng hơn. Thấp thoáng trong chiều hoàng hôn Hồ Tây lộng gió, một cô gái áo dài trắng muốt với nụ cười tỏa nắng ôm trong tay bó cúc họa mi như muốn gói ghém những yêu thương trở về. Từng cánh hoa mỏng manh, nhẹ nhàng như muốn gửi vào gió lời thì thầm của tình yêu, như để nhắn nhủ hãy níu giữ cho mình một chút tinh khôi của tuổi thanh xuân.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(Trang 57 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Đọc đoạn thơ sau và nhận xét về cách thể hiện tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến so với bài Bạn đến chơi nhà:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai ai viết mà đưa

Trả lời

Trong bài thơ Khóc Dương Khuê tình bạn của Nguyễn Khuyến là sự đau xót khuôn nguôi thấm đầy nước mắt trước sự ra đi của người bạn thân tri kỉ, người bạn văn chương ra đi khác hẳn với tình bạn bình dị, tươi vui khi bạn tới chơi nhà trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

(Trang 57 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Sưu tầm những câu thơ, đoạn văn về tình bạn

Trả lời

Ty đồng khinh tháo lộng

Lưu thủy ngộ tri âm

Dịch

Tơ đồng nhẹ nhàng gảy

Lưu thủy gặp tri âm

(Giai thoại về Bá Nha và tử Kỳ)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1080

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống