- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Sách giải văn 8 bài câu cảm thán (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 8, sách giải ngữ văn lớp 8 bài câu cảm thán sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 8 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 8, giải bài tập sgk văn 8 đạt được điểm tốt:
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
– Câu cảm thán: câu ” Hỡi ơi lão Hạc!” và “Than ôi!”
– Đặc điểm của các câu cảm thán này: dấu chấm than; các từ cảm thán ” hỡi ơi”, “than ôi”.
– Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
Tóm tắt
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 44 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
a, Câu cảm thán: “Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
Vì: Có dấu chấm than; từ cảm thán “than ôi”
b, Câu cảm thán: ” Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Vì: Có dấu chấm than; từ cảm thán “ơi”
c, Câu cảm thán: “Chao ôi… mình thôi”
Vì: Có từ cảm thán “Chao ôi”
Câu 2 (trang 44 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện:
a, Nỗi ai oán, xót thương đối với những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.
b, Nỗi than thân, oán trách của người chinh phụ.
c, Sự cô đơn, buồn bã
d, Nỗi ân hận, xót xa của Dế Mèn.
Đây đều là những câu nói bộc lộ cảm xúc tuy nhiên không có câu nào là câu cảm thán vì không chứa từ ngữ cảm thán, và không có dấu chấm than kết thúc cuối câu.
Câu 3 (trang 45 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
a. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
b. Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng!
Câu 2 (trang 45 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
– Câu nghi vấn: Câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu và dùng để hỏi, để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
(Có một số câu nghi vấn cũng kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng).
– Câu cầu khiến: Trong câu cầu khiến thường có các từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hoặc có ngữ điệu cầu khiến. Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (cũng có khi là dấu chấm). Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
– Câu cảm thán: Trong cầu cảm thán thường có các từ ngữ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… Câu .cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu cảm thán dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.