Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
a, + Quan hệ nguyên nhân – kết quả
+ Vế “Cảnh vật…thay đổi”: kết quả.
+ Vế “vì chính lòng tôi…đi học”: nguyên nhân.
b, + Quan hệ điều kiện giả định – kết quả
+ “Nếu trong pho…dấu vết còn lưu lại”: điều kiện giả định.
+ “thì…bực nào”: kết quả.
c, + Quan hệ tương đồng, song hành.
+ Những vế đi cùng cụm từ “chẳng những” song hành với những vế đi kèm từ “mà”.
d, + Quan hệ tương phản đối lập
+ Vế “tuy rét vẫn kéo dài” đối lập với vế “mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương”.
e, + Câu 1: Quan hệ tuyến tính, tiếp nối.
+ Vế “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau” là hành động trước của vế còn lại.
+ Câu 2: Quan hệ nguyên nhân – kết quả
+ Vế “Kết cục,…con mọn”: nguyên nhân.
+ Vế “hắn bị…ngã nhào ra thềm”: kết quả.
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Câu ghép:
Đoạn 1: Trời xanh thẳm…dâng cao lên, chắc nịch; Trời trải mây…dịu hơi sương; Trời âm u…xám xịt nặng nề; Trời âm ầm…giận dữ…
Đoạn 2: Buổi sớm…trời mới quang; Buổi chiều…xuống mặt biển.
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
Đoạn 1: quan hệ song hành.
Đoạn 2: Câu “buổi sớm…trời mới quang” – quan hệ điều kiện – kết quả; Câu “Buổi chiều…xuống mặt biển” – quan hệ tiếp nối.
+ Có thể tách vế câu thành một câu đơn vì chúng vẫn đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp. Tuy nhiên không nên tách, vì chúng làm mất đi tính liên kết nghĩa, mất đi vẻ đẹp, cái hay của đoạn văn.+ Câu ghép:
Đoạn 1: Trời xanh thẳm…dâng cao lên, chắc nịch; Trời trải mây…dịu hơi sương; Trời âm u…xám xịt nặng nề; Trời âm ầm…giận dữ…
Đoạn 2: Buổi sớm…trời mới quang; Buổi chiều…xuống mặt biển.
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
Đoạn 1: quan hệ song hành.
Đoạn 2: Câu “buổi sớm…trời mới quang” – quan hệ điều kiện – kết quả; Câu “Buổi chiều…xuống mặt biển” – quan hệ tiếp nối.
+ Có thể tách vế câu thành một câu đơn vì chúng vẫn đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp. Tuy nhiên không nên tách, vì chúng làm mất đi tính liên kết nghĩa, mất đi vẻ đẹp, cái hay của đoạn văn.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Xét về lập luận, có thể tách mỗi câu thành một câu đơn, vì chúng đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, mỗi vế câu đề cập đến một hành động, sự việc.
+ Những câu dài như vậy thể hiện được tâm trạng rối ren, khổ não của lão Hạc, đồng thời cho thấy tính cách của lão.
Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
a, + Quan hệ điều kiện – kết quả.
+ Không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn, nó sẽ làm giảm sự liên kết về ý nghĩa và cảm xúc của câu văn.
b, + Tách: Thôi, u van con. U lạy con. Con có thương thầy thương u. Con đi ngay bây giờ cho u.
Ở cách viết này, lời nói của chị Dậu mất đi cảm xúc dằn vặt, van lơn, đau khổ.
B. Kiến thức cơ bản
– Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
– Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.