Bài 22

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Soạn bài Câu phủ định (ngắn nhất)

Câu 1 :

Câu phủ định bác bỏ:

b- “Cụ tưởng… gì đâu.”

c.- “Không, chúng con không đói nữa đâu. (Cái Tí muốn phân bua lại điều mà mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.)

* Các câu “ Bằng hành đống… tương lai.” Và “Vả lại… giết thịt.” (phủ định miêu tả)

Câu 2 :

– Những câu a, b, c đều là câu phủ định nhưng có ý nghĩa khẳng định (phủ định của phủ định là khẳng định).

   + a. “Không phải là không” kết hợp với từ nghi vấn “ai chẳng”.

   + b. Kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định: “không ai không”.

   + c. Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định (ai chẳng) để khẳng định.

– Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

   + Câu chuyện trên có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng có ý nghĩa.

   + Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong tết trung thu. Ăn nó như ăn cả mùa thu vào trong lòng, trong dạ.

   + Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, hẳn ai cũng một lần nghển cổ…

– Ý nghĩa của những câu gốc nhấn mạnh hơn.

Câu 3 :

– Nếu thay từ “không” bằng từ “chưa” vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

– Khi thay thế nghĩa của câu sẽ thay đổi:

   + Dùng từ phủ định “không”, nghĩa của câu được hiểu là: phủ định khả năng dậy của Choắt. Sau thời điểm nói, Choắt cũng không còn khả năng đứng dậy được nữa. Đây là kiểu phủ định vĩnh viễn.

   + Dùng từ phủ định “chưa”, nghĩa của câu được hiểu là: phủ định khả năng dậy của Choắt ở thời điểm nói, nhưng sau thời điểm đó, Choắt vẫn vẫn có thể còn khả năng đứng dậy được. Đây là kiểu phủ định tạm thời.

– Trong tình trạng của Dế Choắt thì dùng câu của Tô Hoài hợp lí hơn.

Câu 4 :

– Các câu không phải là câu phủ định (không có chứa từ ngữ phủ định) nhưng được dùng với mục đích phủ định (phủ định bác bỏ ý kiến trước đó).

– Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

   (a) Không đẹp!

   (b) Không có chuyện đó!

   (c) Bài thơ này không hay!

   (d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.

Câu 5 :

Không thể thay “quên” bằng “không”, chưa vì:

   – “Quên”: biểu thị ý nghĩa không quan tâm, không lưu tâm hoặc để ý đến. Đây không phải là từ phủ định.

   – “Không, chưa”: biểu thị ý nghĩa phủ định.

Nếu thay chẳng thì ý nghĩa của câu cũng sẽ thay đổi, không thể hiện rõ được lòng căm thù giặc sâu sắc, tột cùng của Trần Quốc Tuấn.

Câu 6 :

Tham khảo đoạn đối thoại sau.

Gợi ý:

   – Bố: Tờ báo hôm qua con cầm để đâu?

   – Con: Hôm qua con không cầm tờ báo nào ạ.

   – Bố: Rõ ràng là bố nhìn thấy con cầm mà.

   -Con: Hôm qua con thấy mẹ cầm một tờ báo để trên tủ trong phòng ăn ạ.

B. Kiến thức cơ bản

– Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),…

– Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 909

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống