Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Cô bé bán diêm (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Chia bố cục:
Phần 1 (từ đầu đến “đã cứng đờ ra”): Cô bé trước khi quẹt những que diêm.
Phần 2 (tiếp theo đến “Thượng đế”): Cô bé quẹt diêm và tưởng tượng ra những ảo ảnh đẹp đẽ.
Phần 3 (đoạn còn lại): Cô bé sau khi quẹt xong những que diêm.
+ Căn cứ vào số lần quẹt diêm để chia đoạn 2 thành những đoạn nhỏ hơn.
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Thời gian: đêm giao thừa.
+ Không gian: ngoài phố.
+ Hoàn cảnh của cô bé: bà mất, em sống với bố trong một căn gác, nếu không bán được diêm và mang tiền về, em sẽ bị bố đánh.
+ Những hình ảnh tương phản đối lập khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:
Ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh | Đón giao thừa ở nhà, sống những ngày đầm ấm | Cửa sổ mọi nhà……mùi ngỗng quay |
Xó tối tăm, gác sát mái nhà, gió thổi rít vào trong | Luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa, bị cha đánh | Em ngồi nép trong góc tường, rét buốt |
Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Những mộng tưởng của cô bé diễn ra theo thứ tự hợp lý:
– Lò sưởi, bàn ăn và ngỗng quay xuất hiện vì em đang rất lạnh và đói bụng.
– Cây thông xuất hiện vì em nhớ đến khung cảnh ấm áp trước đây của mình.
– Bà xuất hiện vì bà là người duy nhất mang đến cho em hạnh phúc đó.
– Em mơ được bà nắm tay đưa đi vì đó là khao khát lớn nhất của em để thoát khỏi thực tại này.
+ Lò sưởi, ngỗng quay, cây thông gắn với thực tế, còn hình ảnh bà chỉ thuần túy là mộng tưởng.
Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Câu chuyện gợi lên trong lòng người đọc sự cảm thương với cô bé bất hạnh.
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với diễn biến hợp lí.
+ Đoạn kết của truyện là sự an ủi với cô bé bán diêm, nhưng nó cũng lên án sự lạnh nhạt, thờ ơ của xã hội trước số phận bé nhỏ bất hạnh như em.
B. Tác giả
*Tiểu sử
– An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch.
– Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.
*Sự nghiệp văn học
– Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX, là danh nhân văn hóa thế giới.
– Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
– Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.
– Tác phẩm chính: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu…
– Phong cách sáng tác: Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
C. Tác phẩm
– Xuất xứ: Đoạn trích Cô bé bán diêmtrích trong tác phẩm Cô bé bán diêm – một trong những truyện ngắn hay, nổi tiếng giàu giá trị nhân văn.
– Thể loại: Truyện ngắn.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự.
– Ngôi kể thứ ba.
– Bố cục:3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến …cứng đờ ra): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
+ Phần 2 (Tiếp đến …chầu Thượng đế): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.
+ Phần 3 (Còn lại): Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
– Tóm tắt: Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.
– Giá trị nội dung: Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Trí tưởng tượng bay bổng.
+ Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.
+ Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
+ Kết cấu tương phản, đối lập.