Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Phần 1 (từ đầu đến “không cân sức”): Trước khi đánh nhau với cối xay gió.
Phần 2 (tiếp theo đến “ngã văng ra xa”): Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
Phần 3 (đoạn còn lại): hai thầy trò tiếp tục hành trình sau khi đánh nhau với cối xay gió.
+ Năm sự việc:
– Gặp những chiếc cối xay gió.
– Đánh nhau với cối xay gió.
– Đôn Ki-hô-tê bị thương.
– Xan-chô Pan-xa vừa ngồi trên lưng lừa vừa chè chén.
– Hai thầy trò nghỉ ngơi vào ban đêm.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Đôn Ki-hô-tê:
+ Nét hay: sống có lý tưởng và theo đuổi lý tưởng (giấc mơ hiệp sĩ) tới cùng; không run sợ, không đầu hàng, không ngại bị thương.
+ Nét dở: ảo tưởng, phi lý, xa rời thực tế.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Xan-chô Pan-xa
+ Nét hay: chất phác, tốt bụng, biết nhìn nhận thực tế.
+ Nét dở: thiển cận, nhút nhát, chỉ cần được ăn uống no say là sẽ thỏa mãn.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Dáng vẻ bên ngoài | Nguồn gốc xuất thân | Suy nghĩ | Hành động | |
Đôn Ki-hô-tê | cao, gầy | quý tộc nghèo | viển vông, xa rời thực tế | liều lĩnh, điên rồ |
Xan-chô Pan-xa | béo, lùn | Nông dân | thực tế, có phần thực dụng | luôn dè dặt, sợ hãi, chỉ cần ăn no ngủ say |
B. Tác giả
*Tiểu sử:
– Miguel de Cervantes Saavedra (1547 – 1616), sinh ra tại thị trấn gần thủ đô Mađrít (Tây Ban Nha) trong một gia đình quý tộc nhỏ, đã sa sút. Cha Xec-van-téc làm nghề thầy thuốc, phải lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác để kiếm tiền nuôi sống bảy đứa con.
– Trong hoàn cảnh gia đình sống nay đây mai đó, Xec-van-téc không thể theo học một trường nào hoàn chỉnh. Có thời kỳ ông học tại một viện của thầy dòng, thời kỳ sau ông lại theo học một học giả nổi tiếng ở Mađrít. Tuy nhiên, bù đắp vào sự thiếu sót đó, Xec-van-téc có trí thông minh, óc nhận xét và tính ham đọc sách. Sự nghiệp văn chương của ông mở đầu bằng một bài thơ làm vào dịp hoàng hậu Tây Ban Nha tạ thế. Năm đó, ông 21 tuổi (1568).
– Năm 1571, Xec-van-téc bị trọng thương, bàn tay trái bị nghiền nát. Năm 1572, ở bệnh viện ra, Xec-van-téc lại gia nhập quân đội. Trong ba năm tại ngũ, ông đã qua nhiều nơi .
– Ngày 26 tháng 9, trên đường về Tây Ban Nha, tàu của ông bị bọn cướp biển tấn công và ông bị bắt giải về bị cầm tù Arhêl (1575 – 1580), ông luôn luôn có ý chí đấu tranh, khuyến khích bạn bè giữ vững tinh thần tìm cơ hội thoát thân. Cũng trong thời gian này, ông đã nhiều lần cầu cứu những nhân viên cao cấp Tây Ban Nha giải thoát cho ông, song đều vô hiệu. Cuối cùng, chính gia đình ông phải lo liệu tiền nong và, với sự giúp đỡ của Nhà dòng, chuộc được ông về nước.
– Ông trở về Tây Ban Nha, bước đường công danh lận đận, lại gặp những khó khăn kinh tế, Xec-van-téc bắt đầu viết sách để kiếm thêm tiền nuôi sống gia đình, ông sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc công bố tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê.
ð Xec-van-téc là một thiên tài hội tụ và kết tinh những truyền thống quý báu của văn học TBN. Trước khi trở thành nhà văn lớn ông đã phải trải qua một cuộc sống với nhiều nghịch cảnh. Ông là một người không gặp may trong công danh sự nghiệp, nhưng cũng vì thế mà vốn sống, vốn đời của ông trở thành một thiên tài chói lọi.
*Sự nghiệp văn học
– Tác phẩm chính: Galatêa, Cuộc du ngoạn lên đỉnh núi Pacnanxơ, Truyện làm gương, Đôn-ki-hô-tê.
– Phong cách nghệ thuật:
+ Xec-van-téc được xem là người khai sinh ra tiểu thuyết hiện đại, đặc biệt là loại tiểu thuyết phiêu lưu.
+ Ông sáng tạo ra kiểu nhân vật lưỡng diện: vừa điên rồ, vừa sáng suốt, dùng tiếng cười và thủ pháp lạ hóa điêu luyện trong việc bóc trần những thói hư, tật xấu của con người và xã hội.
+ Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của tầng lớp bình dân.
C. Tác phẩm
– Xuất xứ:Tác phẩmĐánh nhau với cối xay gió thuộc chương VIII, trích trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Câu chuyện kể về Đôn-ki-hô-tê, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện kiếm hiệp nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên để trang bị cho mình, phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô-xi-nan-tê còn bản thân lão là hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xứ Man-cha.
– Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời Phục Hưng. Tác phẩm gồm 126 chương.
– Thể loại: Tiểu thuyết.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
– Ngôi kể thứ ba.
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến …không cân sức): Trước khi đánh nhau với cối xay gió.
+ Phần 2 (Từ Nói rồi… đến …người ngã văng ra xa): Trong khi đánh nhau với cối xay gió.
+ Phần 3 (Còn lại): Sau khi đánh nhau với cối xay gió.
– Tóm tắt: Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ, cùng đi với lão là giám mã Xan-chô-pan-xa. Một lần, hai thầy trò đi trên một cánh đồng. Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió lại tưởng là ba bốn chục tên khổng lồ. Lão thúc ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên chẳng thèm để ý đến giám mã Xan-chô-pan-xa đang hét bảo lão đừng xông vào đánh nhau với cối xay gió. Gió thổi mạnh làm cánh quạt quay kéo theo ngựa và người lão văng ra xa. Xan-chô-pan-xa thúc lừa đến đỡ Đôn-ki-hô-tê. Tuy vậy, dù đau đến cỡ nào nhưng lão cũng không rên rỉ, không ăn uống gì và đêm đến thì thức trắng vì nghĩ đến tình nương. Còn Xan-cho-pan-xa hơi đau một tí là rên rỉ, ăn ngon lành vừa đi vừa chè chén, đêm đến, bác lăn ra ngủ một mạch đến sáng.
– Giá trị nội dung: Tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản.
+ Có giọng điệu hài hước, phê phán.