Bài 14

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Soạn bài Dấu ngoặc kép (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Đoạn a: Đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.

Đoạn b: Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Đoạn c: Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.

Đoạn d: Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Đoạn e: Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.

Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

a, Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

-> đánh dấu từ ngữ và lời dẫn trực tiếp.

b, Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

-> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

c, Lão Hạc ơi!…và bảo hắn “đây là cái vườn…một sào…”.

->đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Câu 3 (trang 143 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Vì câu a trích dẫn nguyên văn lời nói nên cần đến dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

“Lão Hạc” là một truyện ngắn hiện thực xuất sắc của nhà văn Nam Cao (1917-1951). Truyện ngắn có nội dung hiện thực sâu sắc: cuộc sống nghèo khổ, bần cùng của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

    + Dấu ngoặc kép: đánh dấu tên tác phẩm.

    + Dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần bổ sung thông tin.

    + Dấu hai chấm: đánh dấu phần thuyết minh cho nội dung trước đó.

Câu 5 (trang 144 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

    + Đoạn trích trong truyện “Cô bé bán diêm” (trang 66 SGK):

– Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”.

-> dấu hai chấm, dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

    + Phần chữ nhỏ trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” (trang 87 SGK):

(Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ … cô cũng buông xuôi, lìa đời…)

-> dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích, bổ sung thêm nội dung trước đó của truyện.

B. Kiến thức cơ bản

– Dấu ngoặc kép dùng để:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 907

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống