Bài 29

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Soạn bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (ngắn nhất)

Câu 1 :

a-Các hoạt động, trạng thái được liệt kê theo thứ tự trước sau. Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia:

   – Đầu tiên là giải thích cho quần chúng hiểu

   – Sau đó là tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng.

   – Tổ chức cho quần chúng làm.

   – Lãnh đạo để làm cho đúng.

   – Kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b- Các hoạt động được xếp theo thứ bậc (việc chính- việc làm thêm).

Câu 2 :

Các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu chủ yếu là nhằm mục đích tạo thành phép lặp với câu đứng trước để liên kết câu.

Câu 3 :

Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:

   a- Khắc họa hình ảnh con người và sự vật trong câu (lom khom, lác đác). Thể hiện tâm trạng hoài vọng, buồn thương của nhà thơ (nhớ nước, thương nhà).

   b- Khắc họa vẻ đẹp của anh vệ quốc quân.

Câu 4 :

a- Nhấn mạnh tên nhân vật và miêu tả hoạt động của Bọ Ngựa.

b- Nêu cách thức tiến hành hoạt động ⇒ khắc họa tính cách kênh kiệu của Bọ Ngựa.

⇒ chọn câu b để điền.

Câu 5 :

Có nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Cách sắp xếp của nhà văn là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy và phẩm chất bên trong khó thấy của tre đúng theo trình tự miêu tả trong bài văn.

Câu 6 :

   Biết bao ích lợi cho sức khỏe nhờ đi bộ. Đi bộ giúp cho tinh thần sảng khoái, thư giãn, vui vẻ. Đi bộ làm tiêu hao phần lớn năng lượng dư thừa, góp phần giữ cho cơ thể cân đối. Đi bộ làm cho gân cốt săn chắc, có sức khỏe để học tập tốt hơn.

B. Kiến thức cơ bản

– Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

– Trật tự từ trong câu có thể:

+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,…).

+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1166

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống