Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Tôi đang ngồi uống ly nước thì lão Hạc sang, lão cố làm ra vẻ vui vẻ nói với tôi:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Lão cười mà như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước. Tôi thấy thương lão làm sao, chỉ muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Tôi hiểu được phần nào nỗi đau của lão. Tôi hỏi lại cho có chuyện:
– Thế nó cho bắt à?
Nước mắt lúc này đã không ngưng được mà chảy tràn trên gương mặt nhăn nheo của lão. Lão kể đầu đuôi mọi chuyện cho tôi:
– Nó có biết gì đâu. Tôi đã đánh lừa cả một con chó. Lúc thằng Mục với thằng Xiên trói chặt nó, nó nhìn tôi kêu ư ử như trách móc.
Tôi biết lão đang đau khổ lắm, nhưng chẳng biết nói gì hơn ngoài mấy lời an ủi cho lão nguôi đi cơn não nề.
Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Đoạn văn: từ “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi” đến “nỡ tâm lừa nó”.
+ Biểu cảm: thái độ thương xót của ông giáo đối với lão Hạc, của lão Hạc đối với con chó Vàng.
+ Miêu tả: gương mặt, thái độ, cử chỉ của lão Hạc, của con chó Vàng khi bị bắt.
+ Những yếu tố đó giúp cho hình ảnh, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật hiện lên rõ nét hơn, gây được sự đồng cảm ở người đọc.
B. Kiến thức cơ bản
– Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
– Các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
+ B1: Lựa chọn sự việc chính.
+ B2: Lựa chọn ngôi kể.
+ B3: Xác định thứ tự kể.
+ B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
+ B5: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.