Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Tôi đi học (Thanh Tịnh): Hằng năm cứ vào cuối thu…tựu trường; Trước đó mấy hôm…lo sợ vẩn vơ; Một mùi hương lạ….không dám tin có thật;…
+ Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng): Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu…lấy một đồng quà; Nước mắt tôi ròng ròng…sinh nở một cách giấu giếm; Cô tôi vẫn cứ tươi cười…kì nát vụn mới thôi;…
+ Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố): Rồi chị túm lấy cổ hắn…ngã nhào ra thềm;…
+ Lão Hạc (Nam Cao): Lão cố làm ra vui vẻ…ái ngại cho lão Hạc; Khốn nạn…tôi nỡ tâm lừa nó; Chao ôi!… lão cứ xa tôi dần dần; Lão Hạc đang vật vã ở trên giường…Binh Tư hiểu;…
⇒ Tác dụng: giúp cho ngoại hình, tính cách, suy nghĩ của nhân vật hiện lên rõ nét hơn, khiến việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Đã 4 năm rồi tôi mới được gặp lại ông tôi. Mới nhìn thấy ông đứng đón từ xa, trong lòng tôi đã dấy lên bao nhiêu cảm xúc, chỉ muốn òa khóc. Vẫn dáng hình ấy, ông tôi hiền hậu với mái tóc bạc, làn da nhăn nheo vì thời gian. Tôi nhớ ánh mắt ông, ánh mắt nhìn đứa cháu nhỏ đầy yêu thương, bảo bọc. Tôi chạy lại gần, ông run run nắm lấy tay tôi, dúi ngay cho tôi trái ổi chín ông vừa hái trên cây: “Ngọt lắm, con ăn đi rồi đi vào nhà. Sao dạo này gầy thế, đi học khổ lắm à?”. Tôi lắc đầu nguầy nguậy, rồi nắm tay ông đi vào nhà. Vừa đi vừa kể cho ông chuyện mấy năm đi học xa.
B. Kiến thức cơ bản
– Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.