Bài 16

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Tâm trạng chán trần thế xuất phát từ:

   + Nỗi chán chường trước thực tại tầm thường, xấu xa do xã hội phong kiến thực dân tạo ra.

   + Nỗi uất ức, phẫn chí vì không thể thay đổi được thực tại ấy.

Bất hòa với thực tại nhưng vẫn phải sống với nó.

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Ngông là:

   + Thái độ sống khác biệt, khảng khái, dám nghĩ dám làm.

   + Khí phách hơn người, nhân cách hơn đời, không bị lẽ thường trói buộc.

   + Thể hiện thái độ ngạo nghễ, xem nhẹ cuộc đời.

Cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:

   + Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng, sống cùng chị Hằng

   + Muốn chị Hằng ghì cành đa xuống để mình đi lên.

   + Xem mình là tâm giao, tri kỉ với chị Hằng.

Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Cái “cười” mang nhiều ý nghĩa

   + Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng

   + Cười chế giễu cuộc sống trần thế dối gian, giả trá.

   + Cười cay đắng vì chỉ có thể trông nhìn xuống mà không thể thay đổi được nó.

Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Sức hấp dẫn của bài thơ xuất phát từ:

   + Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng, tạo ra tình huống lạ, độc đáo,

   + Ngòi bút phóng khoáng, “ngông”, thái độ ngạo nghễ, khinh bạc.

   + Sử dụng thể thơ cổ điển nhưng lại tô đậm dấu ấn cái “tôi”.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Phép đối trong cặp câu 3-4:

   + Hình ảnh: cung quế – cành đa

   + Hành động: ngồi – nhắc

   + Ý: thăm dò “chửa?” – đề nghị “xin”

Phép đối trong cặp câu 5- 6:

   + Trạng thái: có – cùng

   + Ý: bầu bạn – gió mây, can chi tủi – vui

Phép đối nhẹ nhàng, ý vị, thể hiện khát khao thoát ly thực tại.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Qua đèo Ngang Muốn làm thằng Cuội
Ngôn ngữ Hoa mĩ, trang trọng, sử dụng nhiều từ Hán Việt, sử dụng chơi chữ đồng âm, từ tượng hình. Giản dị, gần gũi với khẩu ngữ
Giọng điệu Trang nhã, trầm buồn, suy tư Ngông nghênh, hóm hỉnh

B. Tác giả

*Tiểu dẫn:

– Tản Đà: (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu

– Quê hương: Tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc tỉnh Hà Tây), mồ côi cha từ nhỏ, già đình nghèo khó.

– Năm 1913 ông làm báo tại Vĩnh Yên.

– Năm 1915 ông lấy vợ

– Năm 1916 ông chính thức chọn con đường viết văn, làm báo chuyên nghiệp.

– Năm 1926 ông cho ra đời An Nam tạp chí.

– Con người:

+ Sinh ra và Lớn lên trong buổi giao thời.

+ Là “người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)

+ Học chữ hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ…

*Sự nghiệp văn học

– Di sản văn học:

+ Thơ: Khối tình con người I, II (1916, 1918)

+ Truyện: Giấc mộng con người I, II(1916, 1932)

+ Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928)

+ Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921).

– Phong cách thơ:

+ Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.

+ Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

+ Ông có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa.

*Vị trí và tầm ảnh hưởng

– Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà.

– Nghe tin Tản Đà mất, làng văn nghệ trong nước trở nên xôn xao. Một loạt các bài báo tưởng niệm Tản Đà được ra mắt ngay sau đó:

+ Khái Hưng có “Cái duyên của Tản Đà”, “Vài chuyện vui về thi sĩ Tản Đà”.

+ Xuân Diệu có “Công của thi sĩ Tản Đà”

+ Lâm Tuyền Khách có “Một tháng với Tản Đà”,“Đời làm báo của Tản Đà”

+ Lưu Trọng Lư có “Bây giờ, khi nắp quan tài đã đậy lại”

+ Phan Khôi có “Tôi với Tản Đà thi sỹ”

+ Nguyễn Tuân có “Tản Đà, một kiếm khách”

ð Những bài viết này thể hiện sự kính trọng, quý mến đối với con người Tản Đà.

– Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài Chân cho in tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” nổi tiếng, đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế “chủ suý” của hội tao đàn, ở những trang đầu tiên, như một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào một giai đoạn tươi đẹp mới.

– Ông là người sáng lập ra tờ báo chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam: tờ “An Nam tạp chí”, nó gắn liền với sự nghiệp làm báo của Tản Đà.

C. Tác phẩm

– Xuất xứ: Bài thơ nằm trong quyển Khối tình con con I, xuất bản năm 1917.

– Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

– Bố cục:

+ Hai câu đề: Cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ.

+ Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả.

+ Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại.

+ Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc.

– Giá trị nội dung: Bài thơ là một lời tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

– Giá trị nghệ thuật: Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạng pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 955

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống