Bài 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Kiến thức cần nắm vững

1- Định nghĩa về văn bản thuyết minh:

   Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích…

2- Yêu cầu về nội dung, tri thức, lời văn:

   – Nội dung tri thức: khách quan, xác thực, hữu ích.

   – Lời văn rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, chặt chẽ, sinh động.

3- Các kiểu đề văn thuyết minh thường gặp:

   + Thuyết minh về một đồ vật, động vật, thực vật,…

   + Thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên, xã hội.

   + Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

   + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một phong tục, tập quán dân tộc, một lễ hội,…

   + Thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, giới thiệu một danh nhân…

4- Các phương pháp thuyết minh:

   – Nêu định nghĩa, giải thích.

   – Liệt kê, hệ thống hóa…

   – Nêu ví dụ, dùng số liệu (con số)

   – So sánh, đối chiếu…

   – Phân loại, phân tích.

I.Ôn tập lý thuyết

Câu 1 :

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích…

Câu 2 :

  Văn bản thuyết minh Văn bản tự sự Văn bản miêu tả Văn bản biểu cảm Văn bản nghị luận

Đặc điểm, tính chất

Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.

Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự

Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người

Trình bày ý kiến, luận điểm.

Phương thức biểu đạt

Giải thích, trình bày, giới thiệu

Kể

Tả

Bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm

Lập luận bày tỏ quan điểm

Câu 3 :

Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải:

   – Quan sát, tìm hiểu, tích lũy về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

   – Nội dung tri thức: khách quan, xác thực, hữu ích.

   – Lời văn rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, chặt chẽ, sinh động.

Câu 4 :

Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.

II. Luyện tập

Câu 1 :

a. Thuyết minh một số đồ dùng:

MB: Giới thiệu đồ dùng (thường bằng một câu định nghĩa, qui sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng.).

TB:

   – Nêu cấu tạo (các bộ phận) của đồ dùng.

   – Nêu cách sử dụng và bảo quản.

KB: Vai trò của đồ dùng trong đời sống hiện nay.

b. Thuyết minh một danh lam thắng cảnh:

MB: Giới thiệu danh lam thắng cảnh.

TB:

   – Nêu vị trí của danh lam thắng cảnh.

   – Nêu lịch sử hình thành.

   – Nêu các phần của danh lam thắng cảnh (kết hợp miêu tả và biểu cảm).

KB: Lời nhận xét, đánh giá về danh lam thắng cảnh.

c. Giới thiệu về một thể loại văn học:

MB: Giới thiệu thể loại văn học.

TB: Nêu các đặc điểm của thể loại văn học.

KB: Vị trí của thể loại văn học trong nền văn học.

d. Thuyết minh về một đồ dùng học tập.

MB: Giới thiệu đồ dùng học tập.

TB:

   – Nguyên vật liệu.

   – Cách làm (theo quy trình).

   – Yêu cầu kĩ thuật.

KB: Lời nhận xét.

Câu 2 :

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.

MB: Giới thiệu về cây lúa Việt Nam.

TB: Cây lúa sống phổ biến rộng rãi ở cả vùng nhiệt đới và ôn đới. Đây là loại cây có tầm quan trọng kinh tế.

* Đặc điểm của cây lúa: là loại cây thân cỏ, tròn , có nhiều gióng và đốt.

   – Gióng thường rỗng, chỉ đặc ở đốt. Lá dài, có bẹ ôm lấy thân, gân lá song song.

   – Rễ chùm, hoa nhỏ lưỡng tính , mọc thành bông, không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhị và nhụy. Khi hoa nở, cả bao phấn và đầu nhụy đều thò ra ngoài. Đầu nhụy rất dài, có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn.. Quả khô, có một hạt trong chứa nhiều chất bột. Vỏ quả và hạt quả không phân biệt, ta vẫn quen gọi nhầm quả của cây lúa là hạt vì không thấy có vỏ quả. Thật ra vò quả ở đây dính liền với vỏ hạt. Vỏ quả chính là vỏ cám dính sát vào hạt gạo, còn vỏ trấu ở ngoài là do một đôi mày biến thành, bao lấy quả chính thức.

* Quá trình sinh trưởng của cây lúa: hạt thóc nẩy mầm lên mạ thành lúa

đẻ nhánh làm đòng trổ bông
ngậm sữa chín.

   – Chăm sóc lúa: làm đất nước

phân bón thuốc bảo vệ thực vật.

   – Các loại lúa: luá tẻ, lúa nếp. Ngày nay chú ý giống lúa chất lượng cao & kháng sâu rầy.

   – Có thể trồng nhiều vụ: lúa chiêm, lúa mùa, hè thu, đông xuân…

* Lợi ích của cây lúa:

   – Là cây lương thực chính nuôi sống con người. Lúa có đầy đủ chất dinh dưỡng như tinh bột, prôtêin, lipit…

   – Lúa còn làm ra nhiều thứ khác: cốm, bánh, rượu..

   – Lúa còn làm thức ăn để chăn nuôi và các công dụng khác.

   – Gạo để xuất khẩu (Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo)

* Cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, gắn bó với văn hóa ẩm thực và phong tục của người Việt Nam như gói bánh chưng, bánh giầy, lễ hội xuống đồng…; gắn với nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều câu chuyện dân gian, bài thơ, bài hát…

KB: Cây lúa có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử Việt Nam.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1122

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống