Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Phương pháp thuyết minh (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Phạm vi tìm hiểu vấn đề rất rộng: từ y học, kinh tế đến xã hội.
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Phương pháp thuyết minh được sử dụng:
+ Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại khôn lường của việc hút thuốc với uống rượu (Hẳn rằng người hút thuốc… người uống rượu).
+ Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích các chất độc hại có trong thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe con người ( trong khói thuốc có… sút kém).
+ Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đi các nước phát triển… người vi phạm.
Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức khách quan, xác thực.
+ Những phương pháp thuyết minh được sử dụng:
– Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.
– Phương pháp nêu ví dụ: “ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt”.
– Phương pháp dùng số liệu: “Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng”.
Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Cách phân loại như thế là hoàn toàn hợp lý.
B. Kiến thức cơ bản
– Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
– Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nếu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nếu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,…