Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Trợ từ, thán từ (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Từ là trợ từ | chính trong câu a | ngay trong câu c | là trong câu g | những trong câu i |
---|---|---|---|---|
Từ không phải trợ từ | chính trong câu b | ngay trong câu d | là trong câu e | những trong câu h |
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
a, lấy: thể hiện sự ít ỏi, tần suất thấp của hành động.
b, + nguyên: chỉ mỗi, chỉ mới.
+ đến: chỉ sự vật đạt một mức độ nào đó rất nhiều.
c, cả: chỉ sự so sánh hơn.
d, cứ: thể hiện sự lặp đi lặp lại của sự việc.
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
a, Thán từ: “Này”, “À”.
b, Thán từ: “Ấy”.
c, Thán từ: “Vâng”.
d, Thán từ: “Chao ôi”.
e, Thán từ: “Hỡi ơi”.
Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
a, + Ha ha: thể hiện thái độ mừng vui, hí hửng.
+ Ái ái: thể hiện cảm xúc sợ hãi, lo lắng.
b, Than ôi: thể hiện sự tiếc nuối, xót xa.
Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Vâng: Vâng! Con sẽ về ngay.
+ Này: Này! Tớ mới mua quyển sách này đấy.
+ Than ôi: Than ôi! Căn nhà này thật rách nát.
+ Trời ơi: Trời ơi! Khung cảnh hoang tàn quá.
+ A: A! Tôi nhớ ra rồi. Tôi để chiếc ví ở trong hộc bàn.
Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Gọi dạ bảo vâng: Nhắc đến một thái độ sống khôn khéo, biết điều, lễ phép của người dưới đối với người bề trên.
B. Kiến thức cơ bản
– Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay,…
– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
– Thán từ gồm hai loại chính:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,…
+ Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,…