Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Từ ngữ địa phương | mô (miền Trung) | tê (miền Trung) | răng rứa (miền Trung) | tru(miền Trung) | thơm (miền Nam) |
---|---|---|---|---|---|
Từ ngữ toàn dân | đâu | kia | sao thế | trâu | dứa |
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
+ tủ đè: làm bài thi không tốt do chỉ ôn một vài bài.
+ trượt vỏ chuối: thi trượt, thi rớt.
+ gậy: điểm 1.
+ táp lô: đánh đập hay chèn ép ai đó bằng vũ lực.
Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a, c.
Trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: b, d, e, g.
Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
(Ca dao)
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.
(Ca dao)
Đôi ta như chỉ xe đôi
Khi săn săn rứa, khi lơi lơi chùng.
(Ca dao)
Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Học sinh trao đổi nhóm và làm.
B. Kiến thức cơ bản
– Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
– Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
– Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
– Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.