Bài 3

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 (ngắn nhất)

Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài: Giới thiệu chủ đề (kỉ niệm ngày đầu tiên đi học luôn là kỉ niệm đẹp đẽ, khó phai nhất,…)

Thân bài:

Ý 1: Kể lại kỉ niệm chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học

   + Cùng bố mẹ mua bút thước, sách vở, cặp sách,… mới.

   + Lo lắng chuẩn bị áo quần tươm tất từ buổi tối.

   + Thức dậy sớm hơn mọi ngày.

Ý 2: Kể lại kỉ niệm trên đường đến trường

   + Con người quen thuộc bỗng trở nên lạ lẫm, mới mẻ.

   + Tất cả mọi thứ đều như thay đổi, rộn ràng hơn, rạo rực hơn (hàng cây, tiếng chim hót, ánh nắng mặt trời, bầu trời,… và chính bản thân mình).

Ý 3: Kể lại kỉ niệm khi dự lễ khai giảng

   + Nhìn ngắm ngôi trường mình sẽ học, thấy ngôi trường thật đẹp.

   + Gặp những người bạn mới, thầy cô mới, ai cũng thân thiện, ấm áp.

   + Vừa cảm thấy háo hức lại vừa có chút lo sợ, cảm thấy nhớ bố mẹ vô cùng.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học đối với con người, khẳng định tình cảm gắn bó của mình với mái trường sau nhiều năm.

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu khái quát về ấn tượng của ngày đầu tiên đi học.

Thân bài:

    – Kể về sự chuẩn bị và tâm trạng trước ngày đầu tiên đến trường

       + Sự chuẩn bị của bản thân ( sách vở, quần áo, cặp…).

       + Sự chăm chút, chu đáo của mẹ, của gia đình

       + Tâm trạng trước đêm đi học đầu tiên: háo hức, hồi hộp, trằn trọc…

    – Kể về khung cảnh, cảm xúc của bản thân trên đường đến trường

       + Thời tiết, cảnh các bạn học sinh khác trên đường đến trường như mình như nào?…

       + Cảm xúc của bản thân trước khung cảnh khác thường ấy

    – Kể về những kỉ niệm khi bước vào ngôi trường, lớp học

       + Kỉ niệm về ấn tượng với ngôi trường, bạn bè, thầy cô, lớp học những tình huống em gặp trong ngày đầu tiên đi học ấy

       + Tập trung kể chi tiết một kỉ niệm nào đó để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

Kết bài: Khái quát lại những ấn tượng sâu sắc nhất về ngày đầu tiên tới trường. Cảm xúc của em mỗi khi nhớ về ngày đó như thế nào?

Bài văn mẫu

Đề 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi.

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài: Giới thiệu về người mình muốn nói đến (người đó là ai, khẳng định đó là người mà mình luôn yêu quý, là người không ai có thể thay thế được trong cuộc đời,…).

Thân bài:

Ý 1: Miêu tả đôi nét về ngoại hình của người ấy (Chọn những nét tiêu biểu nhất để miêu tả: đôi mắt, nụ cười,…).

Ý 2: Nói về tính cách, những phẩm chất bên trong tốt đẹp của người ấy

Gợi ý:

   + Luôn ấm áp, tốt bụng, ở cạnh bên động viên, san sẻ với em.

   + Là người kiên trì, sống có chủ kiến, luôn cố gắng làm tới cùng.

   + Là người thông minh, nhạy bén

….

Ý 3: Kể lại một (một vài) kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và người ấy.

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến, trân trọng của em đối với người mà em đang nói về.

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu về người bạn muốn kể và tình cảm, ấn tượng khái quát của mình với họ.

Thân bài:

    – Miêu tả ngoại hình của người ấy: Dáng người, nụ cười, mái tóc, ánh mắt…những đặc điểm mà em ấn tượng.

    – Kể về tính cách, sở thích của họ, cách họ đối xử với em với gia đình, bạn bè, người thân và tình cảm, cách đối xử của mọi người đối với họ như thế nào?

    – Kể về tình cảm giữa người ấy và em, đặc biệt kể chi tiết một kỉ niệm đáng nhớ về người ấy mà em ấn tượng nhất khiến “người đó sống mãi trong lòng tôi”.

Kết bài: Những ảnh hưởng của người ấy đến em và tình cảm của em dành cho họ.

Bài văn mẫu

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài: Giới thiệu chủ đề (Bản thân em cũng như bao người khác, ai rồi cũng phải lớn lên, ai rồi cũng khôn lớn và trưởng thành hơn).

Thân bài:

Ý 1: Thế nào là khôn lớn?

   + Khôn lớn là trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần, tâm tư, suy nghĩ.

Ý 2: Em đã khôn lớn như thế nào?

   + Về thể chất: đã cao lớn, khỏe mạnh hơn, có thể giúp đỡ được bố mẹ, bạn bè, thầy cô những công việc mà trước đó em không làm được,…

   + Về tinh thần, cảm xúc, suy nghĩ:

-> Em học hỏi được nhiều điều hơn, biết được nhiều kiến thức mới mẻ hơn.

-> Em biết tự lo cho mình thay vì dựa dẫm vào bố mẹ.

-> Em biết nhận lỗi khi mình làm sai và chân thành muốn sửa chữa lỗi lầm đó.

-> Em biết lo lắng học tập hơn, tự giác, không để ai phải nhắc nhở.

Ý 3: Kể lại một vài kỉ niệm cho thấy rằng em đã khôn lớn hơn trước.

Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về sự trưởng thành và ước mơ trong tương lai.

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Nhận ra bản thân đã khôn lớn vào thời điểm nào, thời gian nào, cảm nhận khái quát của bản thân về điều đó…

Thân bài:

    – Sự thay đổi về ngoại hình: Vóc dáng, giọng nói, da dẻ…

    – Sự thay đổi về tính cách: Không còn trẻ con, hay dỗi, ngang bướng, nghịch dại nữa… thay vào đó là sự chín chắn trong suy nghĩ, vâng lời người lớn, chăm chỉ, biết lo nghĩ cho người khác và cho tương lai của mình.

    – Kể về những sự việc hoặc tập trung vào kể chi tiết một sự việc nào đó khiến em nhận ra mình đã khôn lớn.

    – Cảm xúc của em khi nhận ra mình đã khôn lớn

Kết bài: Suy nghĩ của em về trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội khi mình đã khôn lớn

Bài văn mẫu

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 928

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống