Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
I. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
1. Bài viết cung cấp cho người đọc:
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
2. Muốn viết bài về danh lam thắng cảnh cần:
+ Sự quan sát và trải nghiệm thực tiễn
+ Tìm hiểu kiến thức thông qua sách vở, lịch sử, tích truyện dân gian, truyền thống văn hóa của vùng đất được thuyết minh.
→ Kết hợp hai nguồn kiến thức trên để bài viết sinh động, chân thực, có chiều sâu.
3. Muốn có kiến thức về danh lam thắng cảnh:
– Đến trực tiếp tham quan, tìm hiểu, nghe hướng dẫn viên thuyết minh, tự quan sát, ghi chép tỉ mỉ
– Tìm đọc tài liệu liên quan tới danh lam thắng cảnh đó.
– Khảo sát, tìm hiểu thông tin từ những người sống lâu năm ở gần danh lam thắng cảnh đó.
4. Bố cục của bài viết về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn không bố cục thành ba phần thông thường mà:
+ Giới thiệu về đền hồ, đền và kết thúc bằng sự liên hệ những danh lam khác.
+ Phần giới thiệu đền Ngọc Sơn trình bày không theo trình tự nhất định: Tháp Rùa → đền → các công trình địa danh bên ngoài khác.
5. Phương pháp thuyết minh ở đây: phân tích, liệt kê.
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:
– Mở bài: Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
– Thân bài:
+ Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm
+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn
– Kết bài: Giới thiệu về các danh lam thắng cảnh xung quanh hồ.
Bài 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
– Có thể sắp xếp lại trình tự giới thiệu về bài viết như sau:
+ Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:
+ Diện tích của hồ
+ Đặc điểm màu nước của hồ
+ Lịch sử của hồ
+ Cảnh vật xung quanh hồ
– Giới thiệu đền Ngọc Sơn:
+ Vị trí của đền Ngọc Sơn
+ Lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn
+ Quang cảnh của đền
– Giới thiệu về Tháp Rùa:
+ Vị trí Tháp Rùa
+ Lịch sử hình thành Tháp Rùa
+ Quang cảnh đặc sắc xung quanh Tháp Rùa
Câu Bài 3 (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):
Khi viết lại bố cục bài này, chọn các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh:
– Chi tiết về lịch sử hình thành hồ:
+ Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi.
+ Trước đó có tên là hồ Lục Thủy
+ Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần.
+ Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân
– Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn
+ Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá
+ Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió.
+ Đền có ba nếp
– Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa:
+ Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần
+ Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên
– Cảnh hiện nay:
+ Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm.
Bài 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
– Câu thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội được đưa vào phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm.
– Cũng có thể đặt câu thơ nước ngoài đó ở cuối đoạn giới thiệu về Hồ Gươm trước khi chuyển sang đoạn giới thiệu về đền Ngọc Sơn.