Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
– Chú ý lời nhận xét của thầy cô về bài làm văn của mình. Tham khảo bài văn của các bạn để tự rút kinh nghiệm.
– Tự đánh giá bài làm của mình:
+ Bài làm văn đã đúng chủ đề, thể loại chưa.
+ Bố cục bài văn đã hợp lí chưa.
+ Mỗi đoạn văn đã diễn đạt trọn vẹn nội dung hay còn lan man.
+ Các phương tiện liên kết đoạn văn, liên kết câu có được sử dụng tốt không.
+ Sửa lỗi chính tả (nếu có).
Đề 1 : Thuyết minh về kính đeo mắt.
Dàn ý
Mở bài : Kính đeo mắt là vật dụng quen thuộc trong thời đại ngày nay, cần thiết với nhiều lứa tuổi.
Thân bài :
– Cấu tạo của kính : gọng kính và mắt kính.
+ Gọng kính làm bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại, có nhiều hình dạng, màu sắc.
+ Mắt kính làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt.
– Kính đeo mắt có nhiều loại như kính cận, kính viễn, kính thời trang, kính râm,… Không nên sử dụng tùy tiện vì có một số loại kính chỉ dùng trong những trường hợp nhất định, kính cận chỉ người bị cận thị mới đeo,…
– Cách sử dụng và giữ gìn : sau khi dùng nên lau kính và cho vào hộp tránh trầy xước.
Kết bài : Cần có hiểu biết về kính để sử dụng và giữ gìn kính đúng cách bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.
Đề 2 : Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
Dàn ý
Mở bài : Nêu khái quát vai trò của bút bi trong học tập và công việc.
Thân bài :
– Cấu tạo gồm nhiều bộ phận :
+ Vỏ bút phong phú về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc thường làm bằng nhựa hoặc kim loại có công dụng bảo vệ các vật bên trong, để dễ cầm viết và còn thể hiện phong cách của người viết khi lựa chọn cây bút đó.
+ Ngòi bút chứa mực, đầu có một viên bi nhỏ như mũi kim điều hòa lượng mực ra đề mỗi khi viết. Đây cũng là lí do để đặt tên bút bi. Trên thân ngòi bút thường có kèm theo chiếc lò xo để tạo lực đàn hồi khi ấn và bấm bút khi viết.
– Hình dạng chung của bút bi : thường ở dạng hình trụ dài, hoặc nhiều nhà sản xuất tạo ra nhiều kiểu dáng mập gầy cho cây bút, có khi còn gắn thêm trên đầu bút hình chú thỏ hay con gà dễ thương.
– Công dụng : rất tiện lợi vì tính viết nhanh gọn, người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả mọi người.
– Cách bảo quản : Ngòi bút là phần quan trọng nên khi dùng xong nên bấm ngòi thụt vào tránh rơi gây vỡ, gai ngòi bút.
Kết bài : Bút bi mãi là vật dụng cần thiết, gắn bó trong cuộc sống con người.
Đề 3 : Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
Dàn ý
Mở bài : Đôi dép lốp trong kháng chiến là vật chứng tiêu biểu cho một quá trình gian khổ của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến.
Thân bài :
– Giới thiệu khái quát lịch sử ra đời của đôi dép lốp cao su : Trong cuộc kháng chiến muôn vàn khó khăn, đôi dép cắt từ lốp xe cùng một vài vật dụng khác là trang phục kháng chiến của các anh bộ đội.
– Đặc điểm hình dáng, cấu tạo :
+ Hình dáng giống như đôi dép bình thường có quai dép làm từ săm xe ô tô cũ, hai quai trước bắt chéo, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân.
+ Đế dép làm từ lốp xe ô tô cũ hoặc đúc bằng cao su, đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua.
+ Điểm đặc biệt : giữa quai và đế không dính bằng keo mà cố định nhau bằng sự giãn nở của cao su.
– Dép lốp cao su dễ làm, dễ sử dụng trong mọi địa hình, rất bền.
– Rất dễ bảo quản : chỉ cần không để ở nơi có nhiệt độ cao.
Kết bài : Dép lốp tuy không còn phổ biến như xưa nhưng đó là một thời kì lịch sử với bao gian khó. Chúng ta sống ở thời bình phải biết trân trọng những giá trị quá khứ.
Đề 4 : Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
Dàn ý
Mở bài : Chiếc áo dài là biểu tượng cho nét duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Thân bài :
– Lịch sử ra đời : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.
– Cấu tạo :
+ Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.
+ Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.
+ Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.
+ Tay áo may sát cánh tay, dài đến qua cổ tay.
+ Quần mặc trong hai tà xẻ là quần ống rộng, may chấm gót chân, vải mềm, rũ.
– Chất liệu và màu sắc : vải mềm, có độ rũ cao như lụa, voan, nhung,… màu sắc cũng đa dạng phong phú, tùy thuộc tuổi tác người mặc.
– Công dụng : trang phục lễ hội truyền thống, trang phục của các ngành nghề như tiếp viên hàng không, học sinh, giáo viên, …
– Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.
Kết bài : Chiếc áo dài là trang phục truyền thống không bị lu mờ thời buổi hiện đại, được thiết kế cách tân với nhiều kiểu dáng mẫu hiện đại.