Bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

Câu 1: (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Từ ngữ in đậm trong các câu trên “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác”, ” đi”, “chẳng còn” đều nói về cái chết. Cách nói trên nhằm giảm nhẹ, tránh đi sự buồn đau, thương tiếc.

Câu 2: (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Từ bầu sữa trong câu để hợp với ngữ cảnh, tăng tính biểu cảm và trên tránh thô tục.

Câu 3: (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Trong hai cách nói thì câu “Con dạo này không được chăm chỉ lắm” là cách nói nhẹ nhàng, tế nhị đối với người nghe.

Luyện tập

Câu 1: (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

a. Đi nghỉ

b. Chia tay nhau

c. Khiếm thị

d. Có tuổi

e. Đi bước nữa

Câu 2: (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Những câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh:

a2) Anh nên hoà nhã với bạn hè !

b2) Anh không nên ở đây nữa !

c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng !

d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Câu 3 (trang 109 Ngữ văn 8 tập 1):

Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau:

– Dạo này con chưa được ngoan lắm.

– Hôm nay con làm bài chưa được tốt lắm.

– Cậu sút bóng chưa được chính xác lắm.

– Em nấu ăn chưa được tròn vị lắm.

– Anh chưa được khéo léo lắm.

Câu 4: (trang 109 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Không nên dùng cách nói giảm nói tránh trong trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 945

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống