Bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1: ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Tên văn bản, tác giả (1) Thể loại (2) Phương thức biểu đạt (3) Nội dung chủ yếu (4) Đặc sắc nghệ thuật (5)
Tôi đi học (Thanh Tịnh Truyện ngắn Tự sự Những kỉ niệm, cảm xúc về ngày đầu tiên đi học. Lời văn giàu chất trữ tình, những hình ảnh so sánh, miểu tả độc đáo.
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) Hồi kí (trích) Tự sự (có xen trữ tình) Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé. Lời văn giàu chất trữ tình, khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc, có chiều sâu
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) Tiểu thuyết (trích) Tự sự Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tình huống truyện độc đáo.
Lão Hạc (Nam Cao) Truyện ngắn (trích) Tự sự (có xen yếu tố trữ tình) Số phận đau thuơng của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình.

Câu 2: ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

a, Những điểm giống nhau

Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại

– Chan chứa tinh thần nhân đạo: Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, những phẩm chất tốt đẹp của con người; tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, tầng lớp thống trị chà đạp lên cuộc sống của con người

– Cách thể hiện chân thực, sinh động, mới mẻ.

– Phong cách nhà văn thể hiện rõ nét, nổi trội với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

b, Những điểm khác nhau

– Thể loại: Nguyên Hồng viết thể hồi kí, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, Nam Cao viết truyện ngắn

– Nhân vật: Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ. Nam Cao viết về ông lão nông dân, Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.

– Mỗi tác phẩm khai thác những phẩm chất riêng của con người:

    + Nhân vật Hồng có tình cảm thương mẹ rất sâu sắc.

    + Nhân vật chị Dậu vừa giàu lòng thương chồng con và có sức phản kháng tiềm tàng

    + Nhân vật lão Hạc vừa thương con, vừa có tâm hồn trong sáng, nhân cách cao cả.

Câu 3: ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Ví dụ:

Nhân vật Chị Dậu là nhân vật em yêu thích. Vì:

Nhân vật này có tình yêu thương chồng con vô bờ bến. Chị nhẫn nhịn, khẩn thiết cầu xin, lạy lục bọn Cai lệ để bọn chúng tha cho anh Dậu. Nhưng cũng sẵn sàng phản kháng, đánh lại bọn chúng khi gia đình gặp nguy khốn, khi nhân phẩm bị chà đạp. Đó là hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng Tám.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1036

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống