Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
I. Chức năng của tình thái từ
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
– Ví dụ (a): nếu bỏ từ à thì câu không còn là câu nghi vấn.
– Ví dụ (b): nếu bỏ từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến.
– Ví dụ (c): nếu bỏ từ thay thì câu không còn là câu cảm thán.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Ở ví dụ (d), từ ạ biểu thị sắc thái kính trọng, lễ phép của người nói.
II. Sử dụng tình thái từ
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
– Bạn chưa về à? (hỏi thân mật, quan hệ ngang hàng)
– Thầy mệt ạ?(hỏi kính trọng, lễ phép, quan hệ trên dưới theo độ tuổi và thứ bậc xã hội)
– Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến thân mật, gần gũi, quan hệ ngang hàng)
– Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến kính trọng, quan hệ trên dưới )
Luyện tập
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
b. Nhanh lên nào, anh em ơi!
c. Làm như thế mới đúng chứ!
e. Cứu tôi với!
i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. Chứ: nghi vấn, điều được hỏi ít nhiều đã được khẳng định
b. Chứ: nhấn mạnh điều đã khẳng định, cho là không thể khác được.
c. Ư: hỏi với thái độ phân vân
d. Nhỉ: Hỏi với thái độ thân mật
e. Nhé: Dặn dò với thái độ thân mật
g. Vậy: thái độ miễn cưỡng
h. Cơ mà: thái độ thuyết phục
Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
– Nó là học sinh mà.
– Đừng trêu nữa, nó khóc đấy!
– Tôi phải gặp nó chứ lị.
– Con chỉ nói mẹ biết thôi.
– Con thích mua váy cơ.
– Hôm nay cả nhà mình ở nhà vậy.
Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
– Học sinh với thầy giáo hoặc cô giáo:
Thầy không tới lớp ạ?
– Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi:
Bạn sẽ cho mình mượn cuốn sách này chứ?
– Con với bố mẹ
Mẹ mệt ạ?
Câu 5 (trang 83 Ngữ Văn 8 tập 1):
Một số tình thái từ địa phương Nam bộ
+ Ha (như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?
+ Nghen (nhé): Em ở nhà một mình nghen.
+ Há (nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!
+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!
+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.