Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Hoạt động khởi động
1. (trang 79, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Trò chơi: Nếu …. thì….
Trả lời:
+ Nếu ngày mai trời mưa thì em sẽ dậy sớm hơn 10 phút để kịp đến trường đúng giờ
+ Nếu không vì sức khỏe yếu thì mẹ đã sinh được thêm một em bé nữa rồi.
2. (trang 79, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Trả lời câu hỏi sau:
Trả lời:
Nhận xét: Câu vừa tạo lập có cấu tạo gồm hai hay nhiều cụm C-V tạo thành.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. (trang 79, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu về câu ghép
a. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài dường rụng nhiều và trên không cố những đám mây hàng hạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của huổi tựu trường.
Tôi quên thế nào dược những cảm giác trong sáng ẩy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mủn cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ỷ tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên ỳ ấy, vì hồi ấy tôi không hiết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên di đến trường, lòng tôi lại tưng hừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con dường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
(1) Tìm các cụm C – V trong những câu in đậm.
(2) Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C – V.
(3) Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu
Kiểu cấu tạo câu |
Câu cụ thể |
|
Câu có một cụm C-V |
||
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V |
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn |
|
Các cụm C-V không bao chứa lẫn nhau |
b. Hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?
c. Chọn các từ ngữ trong (câu đơn, câu ghép, không bao chứa nhau, câu đặc biệt, vế câu) điền vào chỗ trống? cho thích hợp
……………..là những câu do hai hoặc nhiểu cụm C-V……………… tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một …………………..
Trả lời: (1) +(2). Tìm và phân tích cấu tạo những câu có cụm C-V (dấu / thể hiện ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ trong các câu)
• Cụm C-V lớn: Tôi/quên thế nào được…
• Cụm C-V nhỏ: Những cảm giác trong sáng ấy/nảy nở trong lòng tôi (như) mấy cành hoa tươi/mỉm cười giữa bầu tời…
=> Đây là câu có cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn. Trong đó, cụm C – V thứ nhất là cụm C – V lớn, hai cụm C – V sau là cụm C – V nhỏ.
• Buổi mai hôm ấy,một buổi mai // đầy sương thu, mẹ tôi // âu yếm dẫn tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp
• Cảnh vật chung quanh tôi// đều thay đổi, (vì chính) lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn: (hôm nay) tôi/ đi học
(3)
Kiểu cấu tạo câu |
Câu cụ thể |
|
Câu có một cụm C-V |
Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. |
|
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V |
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn |
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp |
Các cụm C-V không bao chứa lẫn nhau |
Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. |
2. (trang 80, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu về cách nối các vế câu
a. Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục 1
b. Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
c. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép
Trả lời:
a. Các câu ghép trong đoạn trích ở mục I là:
+ Hàng năm, cứ vào cuối thu….buổi tựu trường.
+ Những ý tưởng ấy….không nhớ hết.
b. Cách nối các vế câu ghép trên là:
+ Câu “Hàng năm….buổi tựu trường.” các vế được nối bằng dấu phẩy và quan hệ từ “và”.
+ Câu “Những ý tưởng ấy….không nhớ hết.”, các vế được nối bằng dấu phẩy, quan hệ từ “vì”, “và”.
+ Câu “Cảnh vật xung quanh tôi … tôi đi học.” các vế được nối bằng dấu phẩy, quan hệ từ “vì”, dấu hai chấm.
c. Một số ví dụ khác :
+ Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng)
→ nối các vế câu ghép bằng dấu phẩy.
+ Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc (Lão Hạc – Nam Cao)
→ nối các vế câu ghép bằng từ “nhưng”, “và” và dấu phẩy.
3. (trang 80, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
a. Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
1. Cây dừa Bình Định
2. Tại sao lá cây có màu xanh lục
3. Huế
Câu hỏi:
• Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
• Em thường gặp các văn bản đó ở đâu?
b. Trao đỏi về đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
• Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào?
• Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
• Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
• Chọn các từ ngữ trong ngoặc( hấp dẫn, chính xác, đúng đắn, thuyết minh, tự sự, xác thực, trình bày, giới thiệu, giải thích, kiến thức, thông tin) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thông tin trong bảng dưới đây:
o Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp………….về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức…..
o Tri thức trong văn bản……………… đòi hỏi khách quan…………. hữu ích cho con người
o Văn bản thuyết minh cần được trình bày…………., rõ ràng chặt chẽ và………….
Trả lời:
a. Đọc các văn bản và trả lời câu hỏi:
– Các văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích về các sự vật, hiện tượng, phong cảnh gần gũi với đời sống con người:
+ Văn bản (a) trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định
+ Văn bản (b) giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh.
+ Văn bản (c ) giới thiệu về vẻ đẹp thành phố Huế
– Có thể bắt gặp những văn bản này trong sách khoa học, báo, trang mạng…
b. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
• Các văn bản trên có những đặc điểm chung để làm chúng trở thành một kiểu riêng là: cũng cấp các thông tin một cách khoa học, khách quan, đánh giá chân thực,…
• Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức là trình bày, giới thiệu, giải thích các đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng.
• Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm có tính khoa học, ngắn gọn, khách quan.
• Điền như sau:
o Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
o Tri thức trong văn bản thuyết minh
o đòi hỏi phải khách quan, xác thực, hữu ích đối với con người.
o Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng chặt chẽ và hấp dẫn
C. Hoạt động luyện tập
1. (trang 82, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?
a. Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ ! U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :
– Lão làm bộ đấy!
(Nam Cao, Lão Hạc)
Trả lời:
a,
+ U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)
+ Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (nối bằng dấu phẩy)
+ Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (nối bằng dấu phẩy)
+ Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)
b,
+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (nối bằng dấu phẩy)
+ Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi (nối bằng dấu phẩy)
c, Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.(nối bằng dấu hai chấm, dấu phẩy)
d, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ: “nên”, “bởi vì”)
2. (trang 83, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.
a) vì… nên… (hoặc hởi vì… cho nên…; sở dĩ… là vì…)
b) nếu… thì … (hoặc hễ… thì …;giá… thì …)
c) tuy… nhưng… (hoặc mặc dù… nhưng…)
d) không những… mà… (hoặc không chỉ… mà…; chẳng những… mà…)
Trả lời:
+ Vì Lan chăm học nên bố mẹ lúc nào cũng yên tâm về bạn ấy.
+ Nếu mẹ đi vắng thì bố con tôi sẽ phải ăn mì.
+ Tuy sức nó yếu nhưng nó không ngại làm bất cứ việc gì.
+ Không những Lan hát hay mà bạn ấy còn vẽ rất đẹp nữa.
3. (trang 83, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây:
a) …vừa… đã… (hoặc… mới… đã…; … chưa… đã…)
b) … đâu… đấy… (hoặc… nào… nấy…; … sao… vậy…)
c) … càng … càng.
Trả lời:
Đặt câu:
+ Chị Lan vừa đi làm về đã phải quay lại cơ quan vì có việc gấp
+ Tôi đi đâu là chú chó nhỏ theo chân đến đấy
+ Lan càng lớn càng xinh.
4. (trang 83, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833 – 1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. […]
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)
CON GIUN ĐẤT
Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.
(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)
Trả lời:
– Văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” là văn bản thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc thông tin về lịch sử một cách ngắn ngọn, chính xác với các mốc thời gian cụ thể.
– Văn bản “Con giun đất” là văn bản thuyết minh vì cung cấp thông tin về khoa học tự nhiên một cách ngắn ngọn, hữu ích.
5. (trang 83, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Nội dung phần thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?
Trả lời:
Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản thuyết minh, vì nó cung cấp cho người đọc hiểu biết về tác hại của bao bì ni lông đối với cuộc sống của con người, lợi ích việc giảm thải ni lông để cải thiện môi trường sống. Qua đó, văn bản có đưa đến cho con người những thông điệp ngắn gọn nhưng ý nghĩa về việc bảo vệ môi trường.
D. Hoạt động vận dụng
1. (trang 84, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Từ những hiểu biết về văn thuyết minh, em hãy giới thiệu với bạn bè về một loài cây hoặc một món ăn nổi tiếng của quê hương em.
Trả lời:
Giới thiệu về bưởi Đoan Hùng:
Loại bưởi này được gọi theo tên huyện Đoan Hùng – một huyện cực Bắc của tỉnh Phú Thọ. Có thể, người ta thấy giống bưởi này được trồng ở nhiều nơi khác, nhưng chỉ có ở Đoan Hùng, với những đặc điểm thổ nhưỡng riêng, mới có được hương vị đặc trưng.
Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Đến một số xã của huyện Đoan Hùng, bạn sẽ được biết đến một số giống bưởi như: bưởi Bằng Luân, quả to, dáng đẹp, vỏ vàng xanh; bưởi Lã Hoàng tròn dẹt, hình bánh xe ăn mát ngon; bưởi Sửu Chí Đám, quả vừa, xinh xắn, vỏ vàng rộm, da hơi nhăn; …
Hiện nay, bưởi đặc sản Đoan Hùng đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn, hương vị riêng biệt của nó được rất nhiều người biết đến và yêu thích.
2. (trang 84, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ ghép):
a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông
b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.
Trả lời:
Bài làm tham khảo về thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông:
Môi trường của chúng ta đang ngày bị ô nhiễm nghiêm trọng, mà một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng này là việc sử dụng và vứt túi ni lông một cách bừa bãi. Nhiều người trong chúng ta còn chưa tưởng tượng được hết sự độc hại của túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, sông ngòi, … khắp mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông. Môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông và thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông trong đời sống, để ngăn chặn được những hậu quả xấu mà túi ni lông gây nên.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
(trang 84, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Em hãy tìm hiểu về một hiện tượng tự nhiên và ghi lại để trình bày, giới thiệu với bạn bè, người thân trong gia đình. (Ví dụ: Tại sao lại có hiện tượng nhật thực? …)