Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(trang 109, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc một số thông tin sau về hai tác giả Tản Đà và Trần Tuấn Khải, nêu những nét riêng trong hai sáng tác của tác giả.
Trả lời:
Tản Đà và Trần Tuấn Khải là hai tác giả có phong cách thơ rất riêng. Cụ thể:
· Vận dụng rất thành công các thể loại văn học dân gian vào tác phẩm. Đặc biệt là thể hát như: hát nói, hát xẩm, hát “vặt”.
· Ngôn ngữ, giọng điệu trong phong dao của Tản Đà, Trần Tuấn Khải chẳng khác gì ca dao truyền thống.
· Phong dao của họ được sưu tầm và đưa vào trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”- một công trình sưu tầm, khảo cứu về văn học dân gian.
=> Chính nhờ sự độc đáo đó, thơ ca của hai tác giả Tản Đà và Trần Tuấn Khải đã được bạn đọc bao thế hệ thích thú đón nhận, đồng thời các nhà nghiên cứu cũng công nhận, khẳng định giá trị.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. (trang 109, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc văn bản Muốn làm thằng cuội
2. (trang 110, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản
a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So với những bào cùng thể thơ đã học, bài thơ này có điểm già khác (về ngôn ngữ,cách thể hiện)
b. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần như thế?
c. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì ? (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 – 4, 5 – 6).
d. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
e. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
Trả lời:
a. Thể thơ: thất ngôn bát cú
Điểm khác :
● Ngôn ngữ: giản dị, trong sáng, dễ hiểu như lời nói hàng ngày
● Cách thể hiện: hóm hỉnh, nhẹ nhàng
b. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu: Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế:
+ Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân
+ Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc
+ Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.
+ Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.
=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.
c. Từ “ngông” được hiểu:
+ Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường
+ Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.
– Cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:
+ Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng
+ Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn
+ Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất “ngông”: muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.
+ Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.
=> Tản Đà một hồn thơ “ngông” giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái “ngông” của ông là nhân cách hơn người.
d. Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái “ngông” và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.
– Cái “cười” ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa
+ Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng
+ Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán
+ Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.
e. Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:
+ Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ
+ Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn
+ Thái độ sống “ngông” của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường
+ Có những cách tân mới khi thể hiện cái “tôi”- khác với thơ Đường cổ điển.
C. Hoạt động luyện tập
Đọc và tìm hiểu văn bản Hai chữ nước nhà:
1. (trang 112, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản.
a. Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này?
b. Đọc 8 câu thơ đầu, tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
● Bối cảnh không gian
● Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha con
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
c. Đọc 20 câu thơ tiếp theo và cho biết tâm sự yêu nước của tác giả được diễn tả như thế nào, qua đó thể hiện tâm trạng gì của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX ?
d. Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến sự bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì ?
Trả lời:
a. Giọng điệu của đoạn thơ:
– Giọng điệu buồn bi thiết diễn tả nỗi đau nước mất nhà tan.
– Thể thơ song thất lục bát diễn đạt thích hợp cảm xúc, giọng điệu trầm buồn của bài thơ.
– Sự đan xen hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập diễn tả nỗi uất ức, căm hờn
– Hai câu lục bát tha thiết, chậm dãi tạo độ sâu lắng, da diết
b. Đọc 8 câu thơ đầu, tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
– Bối cảnh không gian: cuộc chia ly diễn ra ở biên ải hoang vu, ảm đạm.
– Hoàn cảnh éo le: cuộc chia ly không có ngày về của người cha
– Người cha:
+ Đau xót mệnh nước, thương bản thân phải xa quê, thương đứa con.
+ Dặn con trở về giúp nước báo thù
+ Tâm trạng buồn đau nhuốm lên cảnh vật một màu ảm đạm.
– Tâm trạng người con:
+ Muốn theo phụng dưỡng cha, làm tròn đạo hiếu
+ Đau buồn khi tiễn biệt cha.
=> Tình cảnh éo le, sầu thảm của đất nước khi có giặc xâm lược. Dặn con đặt chữ ái quốc làm đầu.
Trong bối cảnh bi thảm, tâm trạng đau buồn trong buổi tiễn biệt càng làm cho lời phó thác của người cha trở nên thiêng liêng.
c. 20 câu thơ tiếp theo:
Tâm sự yêu nước thể hiện qua những vần thơ thẫm đẫm huyết lệ tạo sức lay động mạnh mẽ.
– Bốn câu thơ đầu phần 2
+ Lời dặn dò đứa con thay mình trả thù nhà, đền nợ nước.
+ Nhắc đứa con nhớ về trang sử hào hùng, niềm tự hào của dân tộc
+ Lấy tấm gương hiệp nữ minh chứng cho việc hy sinh vì nghiệp lớn
– Tám câu thơ tiếp phần 2
+ Gợi tả cảnh đau thương, mù mịt của đất nước khi bị xâm lăng
+ Cảnh thê lương “xương rừng máu rộng”, “xiêu tán hao mòn”, “bốn phương khói lửa”
+ Tiếng khóc thương ai oán trước nạn đất nước diệt vong, người người li biệt
+ Nỗi đau xé tận tâm can của người đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên tội ác kẻ thù
– Bốn câu thơ cuối đoạn 2:
+ Trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót cảnh nòi giống lầm than
+ Nỗi uất hận trước tội ác của kẻ thù
– Sức gợi cảm nằm ở:
+ Những hình ảnh chia lìa, tang tóc làm đau buốt tâm can.
+ Tâm trạng uất hận,đau xót lên đến đỉnh điểm trước tội ác của giặc
+ Nỗi lòng thương xót, cảm xúc chân thành của tác giả tạo sức lay động.
d. Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến sự bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông với mục đích:
– Nỗi bất lực của người cha : tuổi cao, sức yếu, lỡ sa cơ, thân tàn
– Nhắc sự nghiệp của tổ tông: vì nước gian lao
=> Đặt niềm tin và khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà của đứa con. Người cha giao trọng trách gánh vác cho đứa con.
D. Hoạt động vận dụng
1. (trang 113, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tả cuối kì
2. (trang 114, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đề bài tham khảo: Đọc-hiểu
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi………… Lão hu hu khóc…
(1) Đoan trích trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
(2) Nội dung chính của đoạn trích
(3) Từ nào là từ tượng thanh trong các từ sau: ầng ậng, móm mém, hu hu. xót xa, vui vẻ
(4) Tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc được biểu hiện như thế nào?
(5) Viết đoạn văn (8-10 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc
Trả lời:
(1) Đoan trích trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
(2) Nội dung chính: tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó
(3) Từ tượng thanh: hu hu. xót xa, vui vẻ
(4) Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông đồng cảm với nỗi đau đớn tột cùng của lão khi phải nuốt nước mắt bán đi những gì mà bản thân ông trân quý, coi trọng. Nhìn khuôn mặt đau đớn tột cùng ấy, ông nhận ra so với nỗi đau bán sách, nỗi đau của lão Hạc còn gấp bội lần.
(5)Viết đoạn văn:
Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Dù anh con trai đã đi phu đồn điền cao su, nhưng chưa khi nào lão Hạc nguôi đi sự day dứt vì đã không có đủ tiền cho con cưới vợ. Lão ngày đêm mong nhớ con, nuôi cậu Vàng như để lưu giữ chút kỉ niệm về con. Khi đến bước đường cùng, cuộc sống của cảnh già ốm yếu dù khó khăn, dù phải chọn cái chết để kết thúc tất cả những đau đớn của cuộc đời, nhưng lão vẫn cố giữ trọn mảnh vườn và gửi ông giáo chút tiền, để khi anh con trai về còn có chút vốn liếng mà làm ăn. Qua đó, ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người cha nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt. Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp như giàu lòng vị tha, lòng tự trọng đáng kính, thì dường như sâu đậm nhất, ở lão Hạc vẫn luôn thường trực một tình thương con dạt dào, sâu sắc.
Phần 2: Tạo lập văn bản
Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:
Đề 1: Câu chuyện về một con vật nuôi có nghĩa có tình
Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa em yêu thích
Trả lời:
Đề 1: Câu chuyện về một con vật nuôi có nghĩa có tình: https://vietjack.com/van-mau-lop-8/ke-ve-ki-niem-dang-nho-voi-con-vat-nuoi-ma-em-yeu-thich.jsp
Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa em yêu thích: https://vietjack.com/van-mau-lop-8/thuyet-minh-ve-loai-hoa-em-yeu-thich.jsp