Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Các thành phần biệt lập (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Từ ngữ thể hiện thái độ của người nói:
– Chắc : thể hiện tin cậy cao.
– Có lẽ : thể hiện tin cậy nhưng thấp hơn so với từ “chắc”.
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.
II.Thành phần cảm thán
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu không chỉ sự vật, sự việc gì.
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Nhờ các từ ngữ: sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có 5 phút mà ta biết lí do của lời cảm thán trên.
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong các câu này dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nói đến.
Luyện tập
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
– Các thành phần tình thái: có lẽ (câu a), hình như (câu c), chả nhẽ (câu d).
– Các thành phần cảm thán: chao ôi (câu b).
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Mức độ tin cậy tăng dần:
Dường như/ hình như/ có vẻ như/có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
– chắc chắn: độ tin cậy cao nhất.
– hình như: độ tin cậy thấp nhất.
Tác giả không dùng từ chắc chắn vì đó mới là dự đoán của nhân vật “tôi”- người ngoài cuộc., nhưng cũng không dùng từ “hình như”(có độ tin cậy thấp), vì nhân vật “tôi” là bạn lâu năm của ông Sáu, có thể “đọc” được tâm lí của bạn. Dùng từ chắc có độ tin cậy phù hợp với tình huống này.
Câu 4 Viết 1 đoạn văn trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.(trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo:
Có thể nói Tiếng nói của văn nghệ là một bài tiểu luận đã làm rõ vai trò, giá trị của văn nghệ đối với đời sống con người. Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Văn nghệ có một sức mạnh kì diệu đối với đời sống con người: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho ta thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Có lẽ nếu không có văn nghệ, đời sống con người thật buồn và tẻ nhạt.
B. Kiến thức cơ bản
1. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
VD: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, mừng, buồn, giận…)
VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế!
3. Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
VD: Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.