Bài 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Từ “này”dùng để gọi, từ “thưa ông” dùng để đáp.

Câu 2 (trang 31 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Những từ ngữ trên không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

Câu 3 (trang 31 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Từ “này” dùng để tạo lập cuộc thoại; từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại.

II.Thành phần phụ chú

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc không thay đổi vì nó không tham gia vào thành phần cấu trúc.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Cụm từ in đậm “và cũng là đứa con duy nhất của anh” chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng của anh”. Chú thích này cho biết thêm thông tin về đối tượng.

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” bổ sung ý nghĩa cho cụm C-V (lão không hiểu tôi).

Luyện tập

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Tìm thành phần gọi – đáp, phân tích cụ thể:

Này: gọi, chỉ quan hệ thân mật thể hiện sự bảo ban, khuyên nhủ.

Vâng : ddáp, chỉ quan hệ bề trên với người dưới; bà lão hàng xóm – chị Dậu.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Tìm thành phần Gọi – Đáp.

-“Bầu ơi”: Thành phần gọi đáp lời gọi chung chung không hướng tới riêng ai.

Câu 3 :Tìm thành phần phụ chú. (trang 33 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) .. chúng tôi, mọi người- kể cả anh

b).. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ.

c) … Lớp trẻ. Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới.

d) Có ai ngờ bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói

Thương thương quá đi thôi – bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật “cô bé nhà bên”.

Câu 4 :Thành phần phụ chú liên quan tới những từ ngữ, cụm từ ngữ trước đó: (trang 33 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a, mọi người.

b, những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này.

c, lớp trẻ.

d, Cô bé nhà bên.

Mắt đen tròn.

Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo:

Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế vì thế thanh niên – chủ nhân tương lai đất nước cần trang bị cho mình những kỹ năng, tri thức, phẩm chất cần thiết. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị hành trang con người là quan trọng nhất. Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người được đặc biệt trong nền kinh tế tri thức. Thế hệ trẻ là động lực của lịch sử, là mầm non tương lai đất nước phải tự trang bị cho mình tri thức, kỹ năng, những phẩm chất tốt đẹp, tỉ mỉ, cần cù, có trách nhiệm, giàu lòng yêu thương. Trên con đường đổi mới toàn diện, thanh niên nên chủ động tiếp cận công nghệ thông tin của sự hội nhập kinh tế với sự lỷ luật và cường độ lao động cao. Đó chính là con đường để nước ta sáng ngang với các cường quốc năm châu.

B. Kiến thức cơ bản

1. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

VD: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, mừng, buồn, giận…)

VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế!

3. Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

VD: Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1129

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống