Bài 21

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

+ Phần 1 (từ đầu… tốt bụng như thế): Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten.

+ Phần 2 (còn lại): Hình tượng con sói trong thơ La-phông-ten.

– Trong cả hai đoạn nhằm làm nổi bật hình tượng con cừu và con sói trong thơ ca, tác giả dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông.

– Mạch nghị luận trong hai phần tương đối giống nhau, theo trật tự ba phần:

+ Dưới ngòi bút của La Phôngten.

+ Dưới ngòi bút của Buy-phông.

+ Dưới ngòi bút của La Phôngten.

– Cách viết làm bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Buy- phông viết về loài cừu và chó sói từ quan điểm của nhà khoa học, vì vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực.

+ Ông không nói tới sự đáng yêu của loài cừu cũng như “nỗi bất hạnh của loài sói, đó không phải những đặc điểm tiêu biểu của chúng.

+ Đặc điểm đó do con người gán cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Xây dựng hình tượng con cừu, đặt con cừu trong hoàn cảnh đối mặt với sói ở bên dòng suối, từ đó làm nổi bật tập tính của loài cừu, loài sói.

+ Cừu hiền lành, nhút nhát.

+ Tác giả nhân cách hóa nhân vật con cừu, để chó sói và cừu trở thành người cụ thể.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, là săn mồi.

Từ đó tác giả nêu lên hai luận điểm:

+Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi bữa ăn nên đói meo).

+Chó sói còn là kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

+ Con sói hiện lên cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non..).

+ Con chó sói được nhân cách hóa như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ.

+ Thể hiện được đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

B. Tác giả

– Tên Hi-pô-lít Ten (1821-1893)

– Quê quán: Vouziers, Pháp

– Ông được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội, ông đã lấy được hai bằng khi ông chưa 20

– Năm 1853, ông hoàn thành bằng tiến sĩ

– Ông được biết đến là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Pháp

– Tác phẩm chính: Ông là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngộ của ông (1853)

C. Tác phẩm

– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” của ông, xuất bản lần đầu năm 1853, đã tái bản nhiều lần.

– Thể loại: Nghị luận văn học

– Tóm tắt: “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten” kể về Buy-phông nhà vạn vật học, nhà văn Pháp chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt, chính vì sợ hãi mà chúng luôn tụ tập thành bầy. Chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm, mọi thứ chúng làm là bắt chước nhất nhất làm theo con đầu đàn. Nhưng mà con vật này vẫn thật thân thương và tốt bụng, còn chó sói – bạo chía của cừu thì thông thơ ngụ ngôn La Phông – ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên cướp đầy bất hạnh, bộ dạng như kẻ cướp bị truy đuổi, nó dường như chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn. Buy-phông viết rằng chó sói không kết bè kết bạn, nó chỉ tụ tập khi cùng nhau chinh chiến rồi lại quay về sự cô đơn 1 mình. Chó sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa nhưng tính cách phức tạp hơn, khi nhà bác học thấy sói là con vật có hại thì nhà thơ thì lại thấy sói tuy ác độc nhưng cũng khổ sở, còn luôn mắc mưu vì chẳng có tài trí gì. H.ten đã để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.

– Bố cục: 

+ Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten

+ Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten

–  Giá trị nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật

–  Giá trị nghệ thuật: Cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học, lối viết hấp dẫn

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 911

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống