Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Con cò (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Qua hình tượng con cò, tác giả khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Bố cục như đã chia ở phần trên. Qua bố cục, hình tượng con cò phát triển từ những câu ca dao trong lời ru thơ ấu, rồi theo dấu trên suốt chặng đường đời, cuối cùng khơi nguồn cho những triết lí về ý nghĩa lòng mẹ và lời ru.
Câu 3. Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao được vận dụng là: (trang 48 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
+ Con cò bay lả bay là
Bay từ của phủ bay ra cánh đồng.
+ Con cò bay lả bay là
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng
+Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
-Tác giả không đưa cả câu ca dao vào thơ mà chỉ lấy một vài từ, cụm từ để gợi không gian và sự êm đềm của hình ảnh con cò. Đây là một cách vận dụng độc đáo, sáng tạo.
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
– Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
→ Khái quát tình yêu mà mẹ dành cho con. Con dù lớn thế nào vẫn là người con bé nhỏ của mẹ, vẫn cần được chăm sóc, che chở. Tình mẹ sẽ theo con đến suốt cuộc đời.
-Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
→ Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
– Bài thơ viết theo thể thơ tự do. Câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi, có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru.
– Giọng điệu vừa mang âm hưởng lời hát ru vừa mang đậm chất suy tưởng triết lý.
– Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phat điểm tựa cho những lý tưởng sáng tạo mở rộng của tác giả. Hình ảnh con cò giàu ý nghĩa tượng trưng.
Luyện tập
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Con cò |
-Lời ru xuất hiện đan xen với những đoạn thơ khác trong tác phẩm. | – Lời ru xuất hiện ở đoạn đầu của bài thơ. |
– Lời ru thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con đồng nhất với những tình đồng bào, tình yêu quê hương đất nước. | – Lời ru là cội nguồn văn hóa dân gian |
– Lời ru thể hiện ước mơ của người mẹ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do. | -Lời hát ru để nói về ý nghĩa lời ru và ngợi ca tình mẹ |
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Viết một đoạn văn bình những câu thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Gợi ý
Đọan thơ trên đã khái quát về tình yêu thương của người mẹ dành cho con trong những câu thơ đầy tính triết lí. Tình mẹ được nhà thơ đặt trong tương quan so sánh với hình ảnh cò, cánh cò. Hình ảnh con cò trong những câu thơ trên là biểu tượng của lòng mẹ, của tình yêu thương sâu nặng và bền bỉ mà người mẹ dành cho con trong suốt cuộc đời. Dù cho khoảng cách địa lí có xa đến đâu đi chăng nữa cũng không thể ngăn cản tình yêu thương mẹ dành cho con, che chở con trước giông bão cuộc đời. Vì đối với mẹ, con dù lớn, dù đi đâu con vẫn là đứa con bé bỏng cần được nâng đỡ, đùm bọc. Hai câu thơ cuối đã đúc kết sự gắn bó máu thịt của cuộc đời mỗi con người và tình yêu thương của mẹ. Tình mẹ sẽ theo con suốt cả cuộc đời. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi tình cảm thiêng liêng này. Đó là tình yêu que hương cội nguồn, là bến bờ che chở cho mỗi con người.
B. Tác giả
– Tên: Chế Lan Viên (1920- 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan
– Quê quán: Huyện Cam Lộ- tình Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định
– Quá trình hoạt động văn học:
+ Trước Cách mạng tháng 8 Chế Lan Viên nổi tiếng với phong trào thơ mới với tập thơ “Điêu tàn” (1937)
+ Với hơn 50 năm sáng tác, ông có nhiều tìm tòi ở những tập thơ hay gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại thế kỉ XX
+ Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
– Phong cách nghệ thuật: Ông được đánh giá là một nhà thơ có phong cách và đặc sắc. Thơ ông lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, triết lí và khả năng sáng tạo hình ảnh.
– Tác phẩm chính: “Điêu tàn”; “Hoa ngày thường – Chim báo bão”
C. Tác phẩm
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” của Chế Lan Viên.
– Thể thơ: Thơ tự do
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– Bố cục:
+ Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ
+ Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng
+ Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ
-Giá trị nội dung: Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người
– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ thành công trong với thể thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao