Bài 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ của văn bản:

Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Luận điểm:

– Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.

– Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

Hệ thống luận cứ:

– Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

– Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.

– Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.

– Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh.

– Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.

– Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân: 50000 đầu đạn được bố trí khắp hành tinh, ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ, làm mất đi mười hai lần sự sống, tiêu diệt tất cả các hành tinh khác,… cách so sánh hình ảnh “thanh gươm Đa-mô-clét”… tất cả gây nhấn mạnh tính hệ trọng về vấn đề chung.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Sự tốn kém và tính chất vô lí của chiến tranh hạt nhân:

– Sự tốn kém (so sánh gấp hàng trăm nghìn với chi phí y tế, giáo dục): đầu tư cho chiến tranh: 100 máy bay, 7000 tên lửa, 149 tên lửa MX, 27 tên lửa, hai chiếc tàu ngầm, 10 chiếc tàu sân bay.

– Tính chất vô lí: Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh. Chiến tranh hạt nhân là đi ngược lại lí trí con người và tự nhiên.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

– Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa” vì: nó xóa sạch những thành quả tiến hóa của văn minh loài người và tiến trình tiến hóa của sự sống tự nhiên trên Trái Đất.

– Lời cảnh báo của nhà văn đặt ra là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Văn bản được đặt tên là: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vì tác giả muốn nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân là hành động phản lại sự tiến hóa của tự nhiên và loài người. Chúng ta cùng chung tay, đồng lòng chống lại cuộc chiến tranh cam go, quyết liệt này.

Luyện tập: Cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két.

Gợi ý:

Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két đề cập đến vấn đề mang tính thời sự của toàn nhân loại: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên. Tất cả những khả năng tốt đẹp của cuộc sống không phải ngẫu nhiên mà có, đó là quá trình tiến hóa lâu dài. Sự sống trên Trái Đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay; rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở; trải qua 4 kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Chỉ cần bấm một cái nút là xóa đi tất cả. Nhân loại cần giữ gìn ký ức của mình, không thể để cho chiến tranh hạt nhân hủy diệt hoàn toàn thành quả tiến hóa của sự sống và văn minh trên trái đất. Nhân loại cần phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Đây là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người.

B. Tác giả

– Tên G.G Mác – két (Gabriel Garcia Marquez) (1928-2014)

– Quê quán: Cô-lôm-bi-a

– Quá trình hoạt động văn học 

  + Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô-gô – ta và viết những truyện ngắn đầu tay

    + Ông được nhận giải thưởng Nô-ben cao quý về văn học năm 1982, đây là giải thưởng xứng đáng cho những cống hiến của ông cho nèn văn học Cô – lôm – bi – a nói riêng và nền văn học thế giới nói chung

– Phong cách nghệ thuật:  

   + Ông thương viết nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng

    + Toàn bộ những sáng tác của G.G Mác – két xoay quanh các chủ đề chính như: sự cô đơn – mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người…Tất cả đều mang đậm giá trị hiện thực nhưng giàu tính nhân văn sâu sắc.

– Tác phẩm chính: Trăm năm cô đơn (1976)

C. Tác phẩm

– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:   Tác phẩm được trích từ bài tham luận của G.G Mác – két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới

– Thể loại: Văn bản nhật dụng

– Tóm tắt 

Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két đề cập đến vấn đề mang tính thời sự của toàn nhân loại: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.

Từ đó tác giả đặt ra vấn đề: nhân loại cần phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Đây là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người. 

– Bố cục: 

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”) : Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất

+ Đoạn 2 (Từ tiếp đến “trở lại điểm xuất phát của nó”: Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên

+ Đoạn 3 (Từ tiếp đến hết): Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh.

–  Giá trị nội dung: Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình.

–  Giá trị nghệ thuật: Đây là một văn bản nghị luận rất giàu tính thuyết phục; tất cả các luận điểm và hệ thông luận cứ vô cùng rõ ràng , các chứng cứ đưa ra rất xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ giàu thuyết phục.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1144

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống