- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
Sách giải văn 9 bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại (ii) (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 9, sách giải ngữ văn lớp 9 bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại (ii) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 9 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, giải bài tập sgk văn 9 đạt được điểm tốt:
Câu 5 (trang 204 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Tình cảm của đứa con:
+ Bé Thu cũng rất thương yêu cha. Em tôn thờ và giữ trọn lòng thương nhớ cha qua bức ảnh.
+ Em ương bướng và chống đối anh Sáu, nhất định không chịu gọi anh một tiếng “Ba” chỉ vì em không nhận ra ba qua vết sẹo.
+ Khi nhận ra cha “hai tay em ôm chặt cổ ba…” như muốn giữ anh Sáu ở mãi bên cạnh.
+ Sự thông minh và sự ương ngạnh của bé Thu làm người đọc thương em hơn trách em
– Tình cảm người cha:
+ Anh Sáu thương nhớ con xiết bao. Ngày về phép anh chỉ mong được ôm con vào lòng và gọi một tiếng “Ba”, nhưng nó không chịu gọi…
+ Những ngày ở bên con,anh chăm sóc chiều chuộng con, nhưng nó vẫn lạnh nhạt với anh…
+ Ngày anh ra đi, bé Thu hiểu ra mọi việc. Nó ôm chầm lấy cha muốn rời…
+ Ở chiến khu, anh làm cho con chiếc lược bằng ngà. Mỗi chiếc răng lược là bao nhiêu tình cảm thương nhớ mà anh dành cho con.
Câu 6 (trang 204 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
a. Người lính hiên ngang, dũng cảm :
– Anh lính trong “Đồng chí” dũng cảm rời quê hương ra đi rời bỏ cuốc cày, cầm vũ khí chiến đấu. Vì lí tưởng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mà anh đã ra đi để lại “ruộng nương, gian nhà”
– Anh lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có khác hơn. Anh hiên ngang đối mặt với bom đạn kẻ thù, ngồi vào những chiếc xe bị lột từng lúc một cách trần trụi “không có kính…ta ngồi”.
b. Người lính lạc quan, yêu đời vượt khó khăn :
– Trong “Đồng chí” người dù thiếu thốn “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá” vẫn không nề hà. Anh và đồng đội đã vượt qua những cơn “sốt run người” hay những lúc “vầng trán ướt mồ hôi”. Tuy gian khổ nhưng anh vẫn mỉm cười vượt qua…
– Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” người lính dù “mưa tuôn mưa xối” dù “bụi phun tóc trắng” vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời…hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam.
c. Tình đồng đội của những người lính là một nét đẹp luôn được ca ngợi. Họ cũng đoàn kết với nhau vượt qua mọi gian nan thử thách…
– Người lính trong”Đồng chí”chia cho anh từng “đêm rét chung chăn”. Họ nắm tay truyền cho nhau nghị lực, niềm tin,giúp nhau vượt qua những lúc thiếu thốn, hiểm nghèo.
– Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để động viên nhau tiếp tục cuộc chiến đấu. Những giờ phút họ ngồi bên nhau chia nhau bát cơm, đôi đũa là trở thành “gia đình” của nhau.
d. Ý chí chiến đấu của người lính :
– Họ ra đi với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù chung. Cho nên dù đêm đông giá rét, dù gió lạnh thấu xương, họ vẫn “đứng cạnh nhau” quyết tâm chiến đấu “Đêm nay…trăng treo”.
– Ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” quyết tâm của người lính thể hiện qua việc tiếp tục lên đường, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thân yêu.
Câu 7 (trang 204 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ
-Hiện lên trong công việc giã gạo nuôi bộ đội
-Hiện lên trong công việc tỉa bắp trên núi Ka-lưi
-Hiện lên trong lúc chuyển lán, đạp rừng khi bị bọn Mĩ đánh đuổi
-Tình yêu thương con của người mẹ Tà-ôi luôn gắn liền với công việc lao động, với tình thương bộ đội, tinh thần kháng giặc.
Câu 8 (trang 204 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng.
* Đồng chí:
– Hình tượng người lính được xây dựng theo bút pháp hiện thực.
– Người lính dược lí tưởng hoá ở mọi hoành cảnh, trên mọi khía cạnh đẹp một cách lí tưởng.
– Hình ảnh: đầu súng trăng treo: là hình ảnh lãng mạn nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp
* Đoàn thuyền đánh cá:
-Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng.
– Hình ảnh đàn cá: Được tạo nên bằng sự quan sát và liên tưởng tinh nhạy
– Hình ảnh đoàn thuyền: Cảm hứng lãng mạn, thủ pháp phóng đại, tượng trưng * Ánh trăng: Tự sự kết hợp trữ tình.Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng.
– Trăng: Là thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ thời thơ ấu.
– Trăng: Là quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
– Trăng: Là sự nhắc nhở về lẽ sống Uống nước, nhớ nguồn”
Câu 9 (trang 204 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Đồng chí
Những người lính đang phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đầy khó khăn, gian khổ và thiếu thốn. Nhưng họ vẫn đoàn kết vẫn sát cánh bên nhau. Trong cái giá lạnh của sương muối lại ấm lên ngọn lửa hồng của tấm lòng, của lí tưởng cách mạng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình hành vừa tả thực vừa gợi tình. Gợi lên cái hoàn cảnh lênh đênh, ở vị trí cao vời vợi của người lính. Lại nói lên cái cảnh tình của những người đồng chí.
Ánh trăng
Khổ thơ thể hiện tập trung nhất chiều sâu tư tưởng và triết lí của bài thơ là khổ cuối “Trăng cứ tròn vành vạnh … đủ cho ta giật mình”. Qua bao nhiêu đổi thay, hình ảnh vầng trăng vẫn vậy, vẫn đong đầy tình cảm, vẫn chí tình chí nghĩa với con người. Nhưng qua sự chuyển vần của cuộc đời con người đã lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy. Ánh trăng ở cuối khổ thơ như muốn nhắc nhở con người về quá khứ thiêng liêng, về sự bội bạc.