Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Cốt truyện đơn giản: là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và đoàn khách.
– Tình huống truyện: đơn giản.
– Bức chân dung : Tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
Câu 2 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Qua lời kể của bác lái xe.
– Trên đỉnh Yên Sơn 2600m
– Người cô độc nhất thế gian
– Làm nghề khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
– Tầm vóc nhỏ bé.
– Nét mặt rạng rỡ
– Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
– Lý tưởng sống cao đẹp, quan niệm đúng đắn và sâu sắc về công việc và cuộc sống.
– Có nghị lực sống.
– Phong cách sống đẹp, chân thành, cởi mở, khiêm tốn.
Câu 3 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Là một nguời từng trải cuộc sống và am hiểu, khao khát nghệ thuật.
– Nhạy cảm, lịch thiệp, thâm trầm, sâu sắc, đời sống nội tâm phong phú.
– Một nghệ sĩ chân chính, yêu nghệ thuật, say mê sáng tạo cái dẹp.
Câu 4 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở những đoạn tả cảnh Sa Pa ở phần đầu của tác phẩm
– Tác dụng: mang đậm chất thơ và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Câu 5 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Chủ đề truyện: Truyện ngắn đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, âm thầm cống hiến hết mình cho Tổ quốc.
Luyện tập
Ông họa sĩ là một nguời từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật. Qua lời nói, cử chỉ, thái độ của ông đã làm nhân vật anh thanh niên hiện ra rõ nét hơn, đồng thời khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật. Ông luôn trăn trở về sứ mệnh nghề ghiệp “ông biết rõ sự bất lực về nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời”. Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sỹ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động, bối rối vì hoạ sỹ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông hoạ sĩ bỗng thấy như “nhọc quá” vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Ông họa sĩ trong truyện ngắn là một trí thức lịch thiệp, một nghệ sĩ chân chính và một người “sâu sắc nước đời”.
B. Tác giả
– Tên Nguyễn Thành Long (1925-1991)
– Quê quán: Quảng Nam
– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:
+ Năm 1943 ông viết báo cho Thanh Nghị
+ Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp và bắt đầu viết văn
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao đông hạng Nhì
– Phong cách nghệ thuật: Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.
– Tác phẩm chính: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm”…
C. Tác phẩm
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả Nguyễn Thành Long, in trong tập “Giữa trong xanh”.
– Thể loại: Truyện ngắn
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Tóm tắt
Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên . Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.– Bố cục: ….
– Ngôi kể Thứ 3
– Giá trị nội dung: Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng công hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.
– Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huuongs, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.