Bài 21

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

-Đoạn văn bàn về mối quan hệ hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo của nghệ sĩ. Đây là một yếu tố (chủ đề nhỏ) của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn:

– Câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại

– Câu (2): Dựa trên chất liệu hiện thực người nghệ sĩ sáng tạo những điều mới mẻ.

– Câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đến mọi người.

Câu 3 Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Lặp từ “tác phẩm” và từ cùng trường nghĩa với từ “tác phẩm”: “nghệ sĩ”.

– Thay từ “nghệ sĩ” bằng từ “anh”.

– Dùng quan hệ từ “nhưng”.

– Dùng cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.

Luyện tập

Câu 1 Phân tích sự liên kết trong đoạn văn (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Liên kết nội dung:

+ Chủ đề: Cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục. Các câu đều tập trung cho đề tài này. (Liên kết đề tài).

+ Trình tự trình bày: (Liên kết lô-gic).

– Liên kết về hình thức: các câu được liên kết với nhau bằng các phép liên kết:

Câu 2.Các câu được liên kết với nhau bằng các phép liên kết (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

+ Phép nối: từ “nhưng” chỉ quan hệ đối lập giữa ý câu 3 với câu 2.

+ Phép thế: từ “ấy” ở câu 2 thay thế cho “sự thông minh nhạy bén với cái mới” nói ở câu 1; từ “ấy” ở câu 4 thay thế cho “không ít cái yếu” nói ở câu 3.

+ Phép lặp: lặp từ “lỗ hổng” ở câu 4 và 5, lặp từ “thông minh” ở câu 1 và 5.

B. Kiến thức cơ bản

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức

– Về nội dung:

   + Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn

   + Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí

– Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

   + Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp)

   + Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, liên tưởng, trái nghĩa)

   + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)

   + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thì quan hệ với câu trước (phép nối)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1129

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống