Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Chủ đề của đoạn trích: qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm:
– Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt.
– Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
⇒ Hành động vừa bất nhân vừa bất nghĩa, vừa gian ngoan vừa xảo quyệt, tất cả cũng vì lòng ganh ghét, vì sự đố kị tài năng.
Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Đối lập cái ác với cái thiện :
Đối lập với sự nhỏ nhen, ích kỉ, độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ông Ngư :
– Việc ông Ngư và cả gia đình đã cứu sống Vân Tiên hết sức tận tình, chu đáo.
– Việc ông Ngư và cả gia đình sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn: chân thành ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại cùng sớm hôm chia sẻ cuộc sống đạm bạc, đầm ấm tình người.
– Lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của ông Ngư: làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp.
– Cuộc sống lao động của ông Ngư : xa lánh chốn danh lợi tầm thường, sống hòa nhập với thiên nhiên.
→ Tác giả ngợi ca người lao động khổ cực nhưng giàu tình nghĩa, đặt niềm tin vào cái thiện.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Vân Tiên bộc lộ tính cách qua hành động đánh cướp, qua việc yêu cầu hai người chớ vội ra ngoài xe, từ chối Nguyệt Nga đền ơn.
Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian, nhân vật nhất quán tốt và xấu.
Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Ngôn ngữ tác giả trong đoạn trích : mộc mạc, bình dân, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
Luyện tập
Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư trong đoạn trích này là ông Tiều, ông Quán, bà lão dệt vải trong rừng. Họ có điểm chung là những người lao động bình dị, chân thành, chất phác, giàu tình thương.
B. Tác giả
– Tên Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu
– Quê quán: tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM)
– Cuộc đời:
+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi
+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến
+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất
– Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”
– Tác phẩm chính:
Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
C. Tác phẩm
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện “Lục Vân Tiên”. Truyện kể về Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do lòng đố kị và ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
– Thể loại: Truyện thơ
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– Bố cục:
+ Phần 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.
+ Phần 2: Các câu còn lại: Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.
– Giá trị nội dung:
Đoạn thơ nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
– Giá trị nghệ thuật:
– Lục Vân Tiênlà một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.
– Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.