Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
a.
– Những câu thơ tả cảnh trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng còn nọ bụi hồng dặm kia
– Những câu thơ miêu tả tâm trạng:
+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
– Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa miêu tả tâm trạng:
+ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
+ Buồn trông cửa bể chiều hôm
….Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
b. Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài có mối liên hệ mật thiết với việc miêu tả nội tâm nhân vật. Cảnh rộng, xa tạo ra sự mênh mang, đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều đến nỗi nàng phải lấy trăng, lấy núi để ở chung. Những câu thơ tả cảnh, nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình cảnh buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết đi đâu về đâu trước một tương lai mịt mờ.
c. Có khả năng góp phần gợi tả tâm trạng con người.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Luyện tập
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
– Miêu tả nội tâm Kiều:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn,trông gương mặt dày.
– Đoạn văn xuôi cần đảm bảo được các chi tiết:
Mã Giám Sinh được bà mối đưa vào nhà. Anh ta có ngoại hình ấn tượng với mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Quan hệ thầy tớ láo nháo. Vào nhà, Mã ngồi tót sỗ sàng. Khi mối đưa Kiều ra, tâm trạng nàng rất đau đớn, tủi hổ. Cuộc cân đong của Mã và sự cò kè ngã giá khiến Thúy Kiều như một món hàng hóa.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đóng vai nàng Kiều kể lại việc báo ân báo oán.
Gợi ý:
May mắn được Từ Hải cứu, tôi có cơ hội báo ân báo oán. Tôi không ngờ cuộc đời của mình có ngày hôm nay. Đầu tiên tôi mời Thúc Sinh đến để báo ân. Thúc Sinh bước ra với vẻ khiếp sợ, mặt xanh như chàm đổ toàn thân run bắn. Tôi cho người mang lễ gồm: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân tỏ lòng biết ơn. Nhưng còn vợ chàng – Hoạn Thư là con người quỷ quái tinh ma. Nhớ cảnh làm hoa nô, tôi mở giọng mỉa mai “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”. Lúc này tôi có quyền quyết định xử tội Hoạn Thư ra sao, vì vậy cô ta “hồn lạc phách xiêu”. Cô ta dập đầu dưới trướng kêu ca dãi bày rằng: cô ta là phận đàn bà, việc ghen tuông là thường tình. Cô ta không truy đuổi khi tôi bỏ trốn. Cô ta cũng cũng xin nhận mọi tội lỗi gây ra và xin tôi tha mạng. Nghe lời giãi bày của cô ta, tôi phân vân giữa thù và nhân nghĩa. Cuối cùng tôi quyết định tha cho cô ta.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Gợi ý
– Lỗi lầm ấy là gì?
– Nguyên nhân gây ra lỗi lầm.
– Tâm trạng của em ra sao: bứt rứt, lo lắng, sợ hãi.
– Lời thú tội với bạn.
– Bài học rút ra.
B. Kiến thức cơ bản
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sống động
Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục… của nhân vật.