Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Hàm ý những câu in đậm:
– “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.” có hàm ý: mẹ đã bán con rồi. Sau này con sẽ không được ăn ở nhà nữa
– “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.” có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
* Chị Dậu không nói thẳng để giấu đi nỗi đau, tránh chạm phải điều đau lòng.
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Hàm ý trong câu thứ hai rõ hơn. Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì cái Tí không hiểu được hàm ý trong câu thứ nhất, đến câu thứ hai nó đã hiểu rõ nên “giãy nảy” và “òa lên khóc”.
Luyện tập
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
a) Câu: “Chè đã ngấm nước rồi đấy”.
+ Người nói là anh thanh niên, người nghe là cô gái và ông họa sỹ
+ Hàm ý của câu là : “Mời bác và cô vào uống nước”.
+ Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà ” và “ngồi xuống ghế”.
b) câu: “Chúng tôi cần phải bán những thứ này đi để…”
+ Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu.
+ Hàm ý của câu: “Chúng tôi không thể cho được.”
+ Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng.
c) Câu “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”
“Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
+ Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
+ Hàm ý là : “mát mẻ – diễu cợt”; Quyền quý như tiểu thưu cũng có lúc như vậy ư? Hãy chuẩn bị một sự báo oán thích đáng.
+ Hoạn thư hiểu câu nói đó nên hồn lạc phách xiêu…
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
-Câu “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”. Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
– Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.
– Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách giả vờ ngồi im, vờ như không nghe thấy.
Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Điền câu trả lời thích hợp có chứa hàm ý.
A: Mai về quê với mình đi!
B: Mình rất nhiều việc .
Hoặc: mình đã có hẹn.
A: Đành vậy.
Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng nhưng chưa thể nói thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Câu 5 (trang 93 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
-Câu có hàm ý mời mọc là hai câu mở đầu bằng “Bọn tớ chơi…”
-Câu có hàm ý từ chối là hai câu: “mẹ mình đang đợi mình ở nhà” và “Làm sao mình có thể rời mẹ mà đến được?”
-Có thể thêm câu có hàm ý mời mọc: “Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không?”.
B. Kiến thức cơ bản
Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện:
– Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
– Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý