Bài 28

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Những ngôi sao xa xôi (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất từ Phương Định – nhân vật chính. Ngôi kể tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh và biểu hiện đời sống nội tâm của các nhân vật một cách chân thực.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Thao Phương Định Nho
Nét chung Tinh thần trách nhiệm cao, anh dũng, gan dạ, bình tĩnh, có lòng yêu nước tha thiết, có tình đồng đội đồng chí gắn bó keo sơn, lạc quan, yêu đời, hồn nhiên.
Nét riêng Là tổ trưởng, từng trải, nhút nhát, mềm yếu nhưng quyết đoán, hay chép lời bài hát, tỉa lông mày nhỏ như cái tăm, áo lót nào cũng thêu chỉ màu, cô sợ máu và sợ vắt. cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay hát, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố. Là em út trong tổ: xinh xắn, tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng và rất rắn rỏi, bản lĩnh.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Tâm lí nhân vật Phương Định:

– Nhân vật tự quan sát và đánh giá mình ở đầu truyện: nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mình là một cô gái khá), biết mình nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, kiêu kì.

– Trong một lần phá bom ở cuối truyện: dũng cảm, có trách nhiệm, có lòng tự trọng, tình đồng đội (chăm sóc cho Nho).

– Cảm xúc trước trận mưa đá cuối truyện: hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan.

Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Về ngôn ngữ, ngôn ngữ trần thuật giản dị, nữ tính, mang khẩu khí của nhân vật xưng “tôi” – Phương Định. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghĩ, những bình luận. Nhịp điệu câu chuyện khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng

Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là người chiến sĩ theo tiếng gọi của Tổ quốc và lòng yêu nước nồng nàn nên họ sẵn sàng xông pha vào mặt trận. Họ rất anh dũng, gan dạ, có tình đồng đội thắm thiết và luôn hồn nhiên, yêu đời.

Luyện tập

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Bầu trời vuông ( Nguyễn Duy), Khoảng trời – hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Gửi em cô thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật), Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt (Hoàng Nhuận Cầm)…

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật Phương Định

Đoạn văn tham khảo:

Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một nữ chiến sĩ mang vẻ đẹp và phẩm chất tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ: anh dũng, can đảm và hồn nhiên. Phương Định cùng Nho, Thao thuộc tổ trinh sát mặt đường. Họ sống trên một cao điểm của một vùng trọng điểm trên tuyế đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của các cô gái đòi hỏi sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao. Qua lời giới thiệu của bản thân, Phương Định là một cô gái Hà Nội. Cô vào chiến trường đã ba năm. Về ngoại hình, cô là một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm. Cô có một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn và có đôi mắt nhìn xa xăm. Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cho cô thấy vui và tự hào. Trong Phương Định hội tụ nhiều phẩm chất anh hùng. Thứ nhất cô là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tuy phá bom là một công việc nguy hiểm nhưng cô luôn hoàn thành một cách xuất sắc. Thứ hai, cô là một người gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh. Đặc biệt trong một lần phá bom, ban đầu cô thấy rất căng thẳng, hồi hộp nhưng với lòng tự trọng của mình cô đã bình tĩnh phá được bom. Không những vậy, Phương Định còn là một cô gái hồn nhiên, có tâm hồn lạc quan, yêu đời và có tình đồng đội thân thiết. Trong một lần Nho bị thương, cô chăm sóc Nho và hiểu rõ tâm trạng lo lắng của chị Thao. Khi cơn mưa đá ập đến cô vô cùng thích thú và nhớ về kỉ niệm thành phố mộng mơ.

B. Tác giả

– Tên Lê Minh Khuê sinh năm 1949

– Quê quán: Tĩnh Gia- Thanh Hóa

– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến

   + Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong chống Mĩ

   + Vào năm 1967, tác giả có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bà bắt đầu viết văn

   + Ngoài việc viết văn bà còn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài

– Một số tác phẩm chính: “Cao điểm mùa hạ”, “Màu xanh man trá”, “Tôi đã không quên”.”Bi kịch nhỏ”, “Cuộc chơi”…

– Phong cách nghệ thuật: Bà viết truyện ngắn với một ngòi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế, đặc sắc.

C. Tác phẩm

– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Nhưng ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

– Thể loại: Truyện ngắn

– Phương thức biểu đạt: Tự sự

– Tóm tắt (đối với văn bản truyện): Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong: Thao, Phương Định và Nho của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ. Họ làm thành một tổ trinh sát mặt đườnglàm nhiệm vụ phá bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom thông đường cho đoàn xe ra mặt trận.Công việc vô cùng khó khăn và gian khổ, họ luôn phải đối mặt với cái chết nhưng chưa bao giờ mất đi niềm vui, sự hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút mơ mộng. Họ yêu thương và gắn bó với nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, đồng đội hết sức lo lắng, chăm sóc cho cô rất tận tình. Cuối truyện, một trận mưa sao băng vụt qua trên cao điểm đã gợi trong lòng Phương Định những khát khao hoài niệm. 

– Bố cục: 

  + Phần 1 (từ đầu… ngôi sao trên mũ) : Phương Định kể về cuộc sống bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.

 + Phần 2 (tiếp … chị Thao bảo) : Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.

  + Phần 3 (còn lại) : Sự lạc quan, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.

– Ngôi kể: Thứ nhất 

–  Giá trị nội dung: 

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.

–  Giá trị nghệ thuật: 

Truyện ngắn có cách kể chuyện tự nhiên: ngôi kể thứ nhất – Phương Định kể chuyện làm tăng tính chân thực, ngôn ngữ truyện sinh động, trẻ trung, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ xuất sắc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1097

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống