Bài 14

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Ôn tập phần tiếng việt (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nội dung các phương châm hội thoại

Phương châm về lượng

Phương châm về chất

Phương châm quan hệ

Phương châm cách thức

Phương châm lịch sự.

Khi giao tiếp cần nói có nội dung – nội dung lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp (không thừa, không thiếu)

Khi giao tiếp không nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

– Cần nói ngắn gọn rành mạch.

– Tránh cách nói mơ hồ.

Cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác (người đàm thoại)

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kể tên một tình huống trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

Tình huống ví dụ :

Trong giờ hóa học, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

– Em cho thầy biết “đường” là gì?

Học sinh trả lời:

– Thưa thầy, Đường là con đường để xe cộ đi lại ạ.

⇒ Vi phạm phương châm về chất.

Xưng hô trong hội thoại

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Nhóm các từ xưng hô

Từ ngữ cụ thể

Cách dùng

1. Đại từ xưng hô (nhân xưng)

– Tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ.

– Cậu, bạn: các bạn, các cậu.

– Nó, hắn: chúng nó, bọn hắn…

Ngôi 1; ngôi 2; ngôi 3 (số ít và số nhiều)

2.Dùng chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ nghề nghiệp

– Em, anh, chị, chú bác, cô, dì…

– Thủ trưởng, giám đốc, bác sĩ, cô giáo, kỹ sư…

Dùng theo vai quan hệ trên dưới (nghề nghiệp).

3.Danh từ chỉ người tên riêng

Mai, Lan, Hoa, Hồng, Huệ…

Dùng để gọi xưng tên.

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. Xưng khiêm: người nói tự xưng một cách khiêm nhường.

– Hô tôn: gọi người đối thoại một cách tôn kính (lưu ý: đây không chỉ là phương châm xưng hô riêng trong tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong ngôn ngữ phương Đông, nhất là trong tiếng Hán – Nhật – Triều tiên).

b. Những từ ngữ xưng hô thể hiện phương trâm trên.

* Từ ngữ xưng hô thời trước:

– Bệ hạ: từ dùng để gọi vua, ý tôn kính.

– Bần tăng: nhà sư nghèo (tự xưng một cách khiêm tốn).

– Bần sĩ : Kẻ sĩ nghèo.

– Đại ca, đệ, muội…

* Ví dụ trong xưng hô hiện nay:

– Quý ông, quý bà, quý cô, quý cậu… (dùng để gọi người đối thoại tỏ ý lịch sự tôn kính).

Câu 3 (trang 190 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải hết sức lựa chọn từ ngữ xưng hô vì xưng hô thể hiện quan hệ, thái độ, tình cảm giữa những người giao tiếp: thân hay sơ, khinh hay trọng. Nếu xưng hô không đúng tình huống và quan hệ nói trên sẽ bị người nghe coi là khiếm nhã, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giao tiếp.

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Cách dẫn trực tiếp

Cách dẫn gián tiếp

– Nhắc lại nguyên vẹn lời của người khác (đúng ý và nguyên văn lời)

– Để sau dấu 2 chấm và trong ngoặc kép.

– Cùng dẫn lại lời của người dẫn.

– Nhắc lại lời hay ý của người khác không cần nguên vẹn có sự điều chỉnh(đúng ý chính).

– Không dùng dấu 2 chấm, không dùng dấu ngoặc kép (có thể thêm từ rằng, là).

– Ý của người khác thông qua lời.

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là: quân Thanh kéo sang, nếu nhà vua mang (quân) binh ra đánh thì khả năng thắng hay thua?

Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới đay, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, nhà vua đi chuyến này, chỉ không quá mười ngày là quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

Những đổi thay về từ ngữ: Tôi (1), nhà vua (3) chúa công(2), nhà vua (3).

Bây giờ (thời gian hiện tại), bấy giờ (thời gian ấy), đây (đặc điểm cụ thể), lược.

B. Kiến thức cơ bản

I. Phương châm hội thoại

1. Các phương châm hội thoại đã học:

+ Phương châm về lượng: khi nói cần nói đầy đủ thông tin

+ Phương châm về chất: nói những điều đúng có bằng chứng xác định

+ Phương châm quan hệ: nói đúng đề tài giao tiếp

+ Phương châm cách thức: nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ

+ Phương châm lịch sự: nói tế nhị, lịch sự

2. Một số tình huống giao tiếp vi phạm phương châm giao tiếp: Khi bác sĩ muốn cho bệnh nhân có thêm động lực, bác sĩ sẽ nói giấu đi tình trạng bệnh

II. Xưng hô trong hội thoại

1. Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt: mình, tôi, tớ, cậu, ông, bà, chúng tôi, chúng mình, chúng ta, hắn, bọn nó…

Tùy thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp

2. Nguyên tắc giao tiếp trong tiếng Việt là “xưng khiêm hô tôn” có nghĩa là khi xưng hô cần tuân thủ nguyên tắc lịch sự, hiểu biết vị thế giao tiếp của bản thân.

3. Trong tiếng Việt, người Việt phải chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô bởi vì người Việt muốn giao tiếp được còn chịu sự chi phối của vai vế, tuổi tác, vị trí xã hội…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 905

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống