Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (ngắn nhất)
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Có thể tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn:
– Đoạn 1 (Quanh người tôi … khẩu súng của tôi): trang bị của Rô-bin-xơn.
– Đoạn 2 (Còn về diện mạo … hết): diện mạo của Rô-bin-xơn.
Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Phần miêu tả diện mạo nằm ở cuối văn bản chỉ chiếm một dung lượng ít. Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy, điển hình là bộ ria mép. Các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kỹ. Đồng thời đây cũng là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Cuộc sống khó khăn hiện lên qua bức chân dung:
– Thời tiết mưa nắng khắc nghiệt.
– Trang phục tất cả đều bằng da dê, có lẽ trên đảo hoang có nhiều dê rừng.
Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn:
Bức chân dung được miêu tả như một vị chúa đảo. Rô-bin-xơn không hề than phiền thể hiện tinh thần lạc quan vượt gian khổ. Chàng không để thiên nhiên khuất phục mình.
B. Tác giả
– Tên Đi-phô (1660 – 1731)
– Quê quán: Anh
– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến và cuộc đời:
+ Cuộc đời ông là cuộc đời của mội con người với bao thăng trầm dữ dội.
+ Đi buôn thua lỗ rồi vỡ nợ.
+ Họat động chính trị, có lúc phải vào tù.
+Từ năm 60 trở đi, tài văn chương nở rộ với nhiều cuốn tiểu thuyết đặc sắc.
– Tác phẩm chính:
“Rô-bin-xơn Cru-xơ’ (1719 – 1720), “Đại úy Xinh – gơn- tơn (1720), “Môn Ph-lan đơ” (1721), “Đại tá Giéc’ (1721), ..v.v
C. Tác phẩm
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản này được trích từ tác phẩm nổi tiếng “Rô-bin-xơn Cru-xô” của Đi-phô, một nhà văn Anh, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII. Cách thời đại ngày nay đến gần 300 năm nhưng Rô-bin-xơn Cru-xô vẫn được nhiều bạn đọc say mê, không chỉ bởi cốt truyện li kì, hấp dẫn mà còn bởi văn phong mới mẻ, hiện đại, vừa trong sáng vừa dí dỏm.
– Thể loại: Tự truyện
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Tóm tắt
Rô-bin-xơn là một thanh niên cường tráng, dũng cảm, ưa mạo hiểm, khao khát đi tới những miền đất lạ, thích vượt trùng dương. Chàng đi xuống tàu tại hương cảng Hơn, theo bạn di Luân Đôn. Tàu bị đắm lại Yác-mao. Chẳng nhụt chí trước tai họa, chẳng mềm lòng trước lời kêu khóc của mẹ cha, Rô-bin-xơn làm quen với một thuyền trưởng tàu buôn đi sang Chi-nê. Chuyến đầu tốt đẹp, chuyến thứ hai gặp cướp biển, bị bắt làm nô lệ ờ Xa-lê. Hai năm sau trốn thoát, lưu lạc sang Bra-xin lập đồn điền. Có một ít vốn, bốn năm sau lại cùng bạn xuống tàu buôn đi Chi-nê. Tàu gặp bão, bị đắm. Hầu hết đều chết, chỉ còn Rô-bin-xơn may mắn sống sót. Tàu đâm dạt vào một nơi gần đảo hoang. Chàng tìm cách lên đảo, làm lán trại, chuyên chờ mọi thứ còn lại trên tàu đắm, từ khẩu súng, viên đạn đến lương thực lên dào. Chàng săn bắn, kiếm ăn, trồng trọi, nuôi dê, làm đủ nghề như đan lát, nặn gốm v.v… để duy trì cuộc sống đơn độc trên đảo hoang.
Đến năm thứ 25, Rô-bin-xơn do tình cờ cứu được một tù binh da đen bị thổ dân dưa lên đảo toan hành hình. Chàng đặt tên cho nạn nhân là Thứ Sáu. Ít lâu sau, chàng lại cứu được 2 tù binh, một người Tây Ban Nha và một da den chính là người cha của Thứ Sáu, khi bọn thổ dân sắp hành hình. Hoang đảo đã có bốn người, cuộc sống đỡ cô đơn.
Một hôm, có một chiếc tầu ghé đến đậu ở cái vịnh nhỏ gần đảo hoang. Bon thùy thủ nổi loạn trói thuyền trưởng thuyền phó giải lên bờ định cho chết trên đảo. Chàng cứu giúp vị thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về Tổ quốc có Thứ Sáu cùng đi. Tính ra đã 28 năm, hai tháng, 19 ngày Rô-bin-xơn đã sống trên hoang đảo.
– Bố cục:
• Phần 1 (đoạn 1): mở đầu.
• Phần 2 (đoạn 2, 3): trang phục của Rô-bin-xơn.
• Phần 3 (Từ “Quanh người tôi…” đến “bên khẩu súng của tôi”): trang bị của Rô-bin-xơn.
• Phần 4 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn.
– Ngôi kể (đối với văn bản truyện) : Thứ nhất
– Giá trị nội dung:
Qua nhân vật Rô-bin-xơn, nhà văn Đi- phô muốn khẳng định một ý tưởng: Bản lĩnh phi thường nhất đinh phát huy sức manh và trí tuệ để cải tạo hoàn cảnh, bất thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Trước cảnh ngộ khắc nghiệt, phải biết sống và sống lạc quan.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Kể bằng miêu tả kết hợp biểu cảm.
+ Ngôi kể thứ nhất chân thực. Giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, khôi hài