Bài 11

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Tập làm thơ tám chữ (ngắn nhất)

Câu 1 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Đọc các đoạn thơ

Câu 2 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. Mỗi dòng ở các đoạn thơ có 8 chữ.

b. Có nhiều cách gieo vần (vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách) nhưng phổ biến nhất vẫn là gieo vần chân :

    – Đoạn thơ (a) : vần chân liền tan – ngàn (câu 2 – 3), bừng – rừng (câu 6 – 7).

    – Đoạn thơ (b) : vần chân liền học – nhọc (câu 3 – 4), bà – xa (câu 5 -6).

    – Đoạn thơ (c) : vần chân cách ngát – hát (câu 1 – 3), non – son (câu 2 – 4), đứng – dựng (câu 5 – 7), tiên – nhiên (câu 6 – 8).

c. Cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt diễn tả những trạng thái khác nhau.

Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ

Câu 1 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Thứ tự các từ cần điền lần lượt là : ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.

Câu 2 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Thứ tự các từ cần điền lần lượt là : cũng mất, tuần hoàn, đất trời.

Câu 3 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Câu thơ thứ 3 bị mất vần (tiếng cuối cùng phải cùng vần với “gương” ở câu 2) và mất nhịp (tiếng cuối cùng phải thanh bằng).

Chép đúng câu thơ thứ ba là:

Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường

Thực hành làm thơ tám chữ

Câu 1 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tìm từ ngữ thích hợp :

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

Câu 2 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Bổ sung câu cuối :

Phố xôn xao náo nức cả con đường.

B. Kiến thức cơ bản

– Thơ 8 chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể 8 chữ có thể gồm nhiều đoạn dài, có thể chia thành các khổ (thường mỗi khổ 4 dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1165

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống