Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (ngắn nhất)
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Thúy Kiều báo ân
– Thúy Kiều là người coi trọng ân nghĩa, nghĩa tình.
– Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn chứng tỏ nàng không bao giờ quên nỗi đau mà Hoạn Thư gây ra cho mình.
– Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ Hán Việt (chữ tòng, cố nhân, sâm thương), những điển cố, cách nói sang trọng, phù hợp với việc thể hiện lòng biết ơn. Ngôn ngữ của Kiều khi nói về Hoạn Thư là ngôn ngữ dân gian nôm na, bình dị với những thành ngữ quen thuộc, dễ hiểu (quỷ quái tinh ma, kẻ cắp, bà già…).
Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Nàng đã xưng hô như thời còn ở nhà họ Hoạn, một điều chào thưa hai điều “tiểu thư”, cách xưng hô này trong hoàn cảnh Kiều và Hoạn Thư đã thay đổi bậc đổi ngôi
– Thái độ Kiều : quyết liệt trừng trị và trả thù Hoạn Thư.
Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Trước thái độ đó của Kiều, Hoạn Thư đã: “liệu điều kêu ca”.
– Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư : Dựa vào tâm lý thường tình của đàn bà để gỡ tội → từ trọng tội biến thành chuyện nhỏ “thường tình” → Tiếp đến Hoạn Thư kể công với Kiều→ tỏ thái độ “riêng riêng những kính yêu” → nhận lỗi và mong tha thứ.
– Các lí lẽ đó tác động tới Kiều: nhìn ra sự khôn ngoan của Hoạn Thư “khôn ngoan đến mức, nói năng phải lời” nàng có răn đe nhưng khó xử rồi tha bổng cho Hoạn Thư.
– Tính cách Hoạn Thư : khôn ngoan, thủ đọa, mưu mô, lọc lõi.
Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Kiều tha Hoạn Thư vì những lí lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư và bản tính rộng lượng, vị tha của Kiều.
– Việc làm ấy hợp lí thể hiện lòng nhân hậu, cư xử theo quan điểm triết lý dân gian “đánh người chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”.
⇒ Kiều là người giàu lòng vị tha, nặng tình nghĩa, nhân hậu, độ lượng.
Câu 5 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Hoạn Thư khôn ngoan, thủ đoạn, mưu mô. Trong cảnh “hồn lạc phách xiêu” vẫn chứng minh mình là người “sâu sắc nước đời”.
– Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng và ban thưởng hậu hĩnh; đối với Hoạn Thư tha thứ, vị tha.
Luyện tập
B. Tác giả
– Tên Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.
– Quê quán:
+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt
+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
⇒ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.
– Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt
– Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế
⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông
– Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê – chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật)
– 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn
– Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820
⇒ Cuộc đời thăng trầm, đi nhiều đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học: Tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm.
C. Tác phẩm
– Xuất xứ – Nằm ở cuối phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).
– Thể loại: Truyện thơ
– Bố cục:
+ Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân.
+ Hai mươi hai câu còn lại: Thúy Kiều báo oán.
– Giá trị nội dung:
+ Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.
+ Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.
+ Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.