Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Tổng kết phần văn học nước ngoài (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thống kê 19 tác phẩm văn học nước ngoài từ lớp 6 đến lớp 9, không kể các văn bản văn học dân gian nước ngoài và một số văn bản Đọc thêm:
TT | Tên bài | Thể loại | Tác giả (nước) | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
1 | Xa ngắm thác núi Lư | Thơ | Lí Bạch (Trung Quốc) | Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm bộc lộ tính cách phóng khoáng của nhà thơ. | Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo. |
2 | Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh | Thơ | Lí Bạch | Tình cảm quê hương của người sống xa nhà trong một đêm trăng thanh tĩnh. | Từ ngữ giản dị, tinh luyện, cảm xúc chân thành. |
3 | Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê | Thơ | Hà Tri Chương (Trung Quốc) | Tình cảm sâu sắc mà chua xót của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới về quê. | Cảm xúc chân thành hóm hỉnh; kết hợp với tự sự. |
4 | Bài ca nhà tranh bị gió thu phá | Thơ | Đỗ Phủ (TQ) | Nối khổ nghèo túng và ước mơ có ngôi nhà vững chắc để che chở cho những người nghèo. | Kết hợp trữ tình với tự sự, nghị luận. |
5 | Mây và sóng | Thơ | Ta – go (Ấn Độ) | Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt | Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, kết hợp biểu cảm với kể chuyện. |
6 | Ông Guốc – đanh mặc lễ phục | Kịch | Đô – li – ép (Pháp) | Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang. | Chọn tình huống tạo tiếng cười sảng khoái châm biếm sâu cay. |
7 | Buổi học cuối cùng | Truyện | Đô – đê (Pháp) | Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc | Xây dựng nhân vật thầy giáo và cậu bé Phrăng |
8 | Cô bé bán diêm | Truyện | An – đéc – xen (Đan Mạch) | Nỗi bất hạnh, cái chết đau khổ và niềm tin yêu cuộc sống của em bé bán diêm | Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng |
9 | Đánh nhau với cối xay gió | Trích tiểu thuyết | Xéc – van – tét (Tây Ban Nha) | Sự tương phản về nhiều mặt giữa 2 nhân vật Đôn – ki – hô – tê, Xan – chô – Pan – xa, qua đó ngợi ca mặt tốt, phê phán cái xấu. | Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật gây cười. |
10 | Chiếc lá cuối cùng | Truyện | O. Hen – ri (Mĩ) | Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ: cụ Bơ – men, Giôn Xi và Xiu | Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần. |
11 | Hai cây phong | Truyện | Ai – ma –tốp (Cư – rơ – giơ – xtan) | Tình yêu quê hương và câu chuyện về người thầy vun trồng mơ ước, hy vọng cho HS | Lối kể chuyện hấp dẫn, lối miêu tả theo phong cách hội hoạ, gây ấn tượng mạnh. |
12 | Cố hương | Truyện | Lỗ Tấn (Trung Quốc) | Sự thay đổi của làng quê, nhân vật Nhuận Phổ – phê phán xã hội phong kiến, đặt vấn đề con đường đi cho nông dân, cho xã hội. | Lối tường thuật hấp dẫn, kết hợp và bình ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. |
13 | Những đứa trẻ | Truyện | Go rơ ki (Nga) | Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ (tác giả, 3 đứa trẻ con 1 đại tá, sống thiếu tình thương, bất chấp cản trở của xã hội | Lối kể chuyện giàu hình ảnh đan xen chuyện đời thường với cổ tích |
14 | Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang | Trích tiểu thuyết | Đi – phô (Anh) | Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật giữa vùng hoang đảo xích đạo trên 10 năm trời. | Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nhân vật “tôi” tự hoạ, kết hợp miêu tả. |
15 | Bố của Xi – mông | Truyện | Mô pa xăng (Pháp) | Nỗi tuyệt vọng của Xi – mông, tình cảm chân tình của người mẹ (Blăng – sốt), sự bao dung của Phi – Lip | Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng 3 nhân vật; kết hợp tự sự với nghị luận |
16 | Con chó Bấc | Trích tiểu thuyết | Giắc Lân đơn (Mĩ) | Tình cảm yêu thương của tác giả đối với loài vật | Trí tưởng tượng khi đi sâu vào “thế giới tâm hồn” của chó Bấc |
17 | Lòng yêu nước | Nghị luận | E ren bua (Nga) | Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê…như suối chảy ra sông, sông đi ra bể… | Cảm xúc chân thành, mãnh liệt. Biện pháp so sánh phù hợp |
18 | Đi bộ ngao du | Nghị luận | Ru – ô (Pháp) | Ca ngợi sự giản dị, tự do, thiên nhiên, muốn ngao du cần đi bộ -> tự do… | Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động → có sức thuyết phục |
19 | Chó sói và cừu | Nghị luận | Ten (Pháp) | Nêu lên đặc trưng của sáng tác nghệ thuật làm đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn | Nghệ thuật so sánh, nghệ thuật lập luận của bài nghị luận văn học hấp dẫn. |
Những nội dung chủ yếu của văn học nước ngoài:
1. Những sắc thái về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều châu lục trên thế giới (Bố của Xi-mông, Đi ngao du…).
2. Thiên nhiên và tinh yêu thiên nhiên (Đi bộ ngao du, Hai cây phong, Lòng yêu thương, Xa ngắm thác núi Lư…).
3. Thương cảm với số phận những người nghèo (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Em bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương…).
4. Hướng tới cái thiện, ghét cái xấu (Ông Giuốc đanh mặc lễ phục…).
5. Tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu đất nước (Cố hương, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lòng yêu nước…).
B. Kiến thức cơ bản
– Ôn tập các tác phẩm đã học từ lớp 6 – lớp 9