Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
a.Thời đại:
Sống vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn lịch sử đầy biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
b.Gia đình:
Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Nhưng gia đình ông cũng bị sa sút. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi.
c.Cuộc đời:
Có khiếu văn học bẩm sinh, ham học. Từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, có vốn sống phong phú. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc.
d.Con người:
Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Tóm tắt Truyện Kiều:
a. Gặp gỡ và đính ước:
Vương Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng của một gia đình trung lưu lương thiện, em gái là Thúy Vân, em trai là Vương Quan. Trong buổi du xuân tiết Thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng rồi hai người đính ước thề nguyền với nhau.
b. Gia biến và lưu lạc:
Trong khi Kim Trọng trở về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp tai họa do thằng bán tơ vu oan. Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh và Tú Bà Thúy Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân.
Khi biết mình bị lừa và đưa vào lầu xanh, Kiều tự tử nhưng không thành, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích. Tại đó, Kiều bị Sở Khanh lừa và nàng phải tiếp khách ở lầu xanh. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông và hành hạ. Kiều bỏ trốn và nhờ sư Giác Duyên nương nhờ cửa Phật. Bị Bạc Hà, Bạc Hạnh phát hiện, Kiều lại vào lầu xanh lần thứ hai. Tai đây, Kiều được Từ Hải chuộc ra và giúp nàng báo ân báo oán. Vì bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng, Thúy Kiều bị ép gả cho tên Thổ quan. Kiều tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu.
c. Đoàn tụ:
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp nạn và nàng phải bán mình chuộc cha khiến Kim Trọng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thúy Vân, nhưng chàng vẫn luôn nhớ về mối tình đầu. Chàng quyết đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên Kim Trọng gặp được Kiều, gia đình đoàn tụ. Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều và Kim Trọng đổi tình yêu thành tình bạn.
B. Tác giả
– Tên Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.
– Quê quán:
+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt
+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
⇒ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.
– Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt
– Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế
⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông
– Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê – chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật)
– 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn
– Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820
⇒ Cuộc đời thăng trầm, đi nhiều đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học: Tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm.
C. Tác phẩm
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)
+ Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm
– Thể loại: Truyện thơ Nôm
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– Bố cục:
+ Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc
+ Phần 3: Đoàn tụ
– Giá trị nội dung:
Giá trị hiện thực
+ Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống con người
+ Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ
Giá trị nhân đạo
+ Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,…đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người
+ Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy
+ Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện
– Giá trị nghệ thuật:
+ Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương
+ Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện có ba hình thức là trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vamg dội, cách xây dựng nhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình đặc sắc