Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Nội dung bài học
– Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
– Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
– Ngôi thứ nhất: tôi, ta, chúng ta…
– Ngôi thứ hai: anh, các anh…
– Ngôi thứ ba: nó, họ, chúng nó…
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Đoạn a):
– Từ ngữ xưng hô: em-anh; ta-chú mày.
– Cách xưng hô không bình đẳng giữa một kẻ ở vị thế yếu – thấp hèn cần nhờ vả người khác với một kẻ ở vị thế mạnh, kêu căng và hách dịch.
Đoạn b)
– Sự xưng hô khác hẳn (bình đẳng – ngang hàng, tôn trọng): tôi-anh.
– Thay đổi trên do tình huống giao tiếp: Dế choắt không còn coi mình là kẻ thấp hèn, đàn em nữa mà nói những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
Luyện tập
Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– chúng ta : gồm cả người nói và người nghe.
– chúng tôi/chúng em : không gồm người nghe.
– chúng mình : có thể gồm người nghe hoặc không.
Cô học viên đã nhầm lẫn đại từ xưng hô. Cần thay từ chúng ta bằng từ: chúng em hoặc chúng tôi (ngôi thứ nhất).
Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Cách xưng hô “chúng tôi”, “tôi” thể hiện sự khiêm tốn của người viết và tạo sự khách quan, tăng tính thuyết phục cho văn bản đồng thời khẳng định quan điểm riêng, chủ quan của tác giả.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Cách xưng hô cậu bé với mẹ cho thấy sự quyết đoán mạnh mẽ. Xưng hô ta – ông với sứ giả cho thấy vai vế ngang hàng, oai nghiêm của một đứa trẻ khác lạ, có thể làm điều phi thường.
Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Địa vị người học trò cũ đã thay đổi nhưng cách xưng hô vẫn không đổi. Tuy trở thành một danh tướng nhưng vẫn nhớ và tôn trọng, khiêm tốn, biết ơn người thầy ngày xưa khi xưng hô “con – thầy”. Đó là một người sống đúng theo đạo lí “tôn sư trọng đạo”.
Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Trước 1945, nước ta là nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước là vua, xưng với dân chúng là “Trẫm”. Bác là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, xưng hô “tôi” và “đồng bào” tạo cho cảm giác gần gũi, thân thiết, xóa đi khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân.
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Cách xưng hộ trong đoạn văn đầu thể hiện rõ sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật. Chị Dậu đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục nên xưng hô cháu, nhà cháu – ông; cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền, cậy thế nên hống hách: xưng hô ông – thằng kia, mày.
– Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông rồi sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.