Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Tìm những phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác những từ địa phương mà em biết.
a, Môi: chỉ cái muôi, thìa múc canh
Nhút: chỉ món ăn làm từ xơ mít
Bá: người anh/ chị lớn tuổi hơn bố mẹ mình.
b, Đồng nghĩa, khác âm
Phương ngữ Bắc bộ | Phương ngữ Trung | Phương ngữ Nam |
Dứa | Thơm | Thơm |
Bố | Bọ/ ba | Ba |
Mùi tàu | Mùi tàu | Ngò gai |
Lạc | Lạc | Đậu phộng |
c. Giống âm khác nghĩa với phương ngữ khác hay ngôn ngữ toàn dân.
– Miền Bắc: Hòm làm bằng gỗ hoặc kim loại có đậy nắp.
– Miền Trung và Miền Nam: Hòm là quan tài
Câu 2 (trang 175 sgk ngữ văn 9 tập 1)
– Những từ ngữ địa phương xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác
– Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam là đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền, tự nhiên về tâm lý, phong tục tập quán
Câu 3 (trang 175 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Phương ngữ Bắc bộ dùng phổ biến trong ngôn ngữ toàn dân
Vì thế từ: ngã, ốm là hai từ thuộc về ngôn ngữ toàn dân
Câu 4 (trang 175 sgk ngữ văn 9 tập 1)
– Từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
Những từ này thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ
– Việc sử dụng từ ngữ địa phương khắc họa được hình ảnh mẹ Suốt trở nên chân thực, sinh động, đậm chất Trung Bộ